Với giả thiết ở Bài tập 2, hãy:
a) Chứng minh rằng MN∥BC. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng MN và BC.
b) Chứng minh rằng MP∥(BCD). Tính khoảng cách từ đường thẳng MP đến mặt phẳng (BCD).
c) Chứng minh rằng (MNP)∥(BCD). Tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng (MNP) và (BCD).
a) ‒ Sử dụng tính chất đường trung bình của tam giác.
‒ Cách tính khoảng cách giữa hai đường thẳng song song: Tính khoảng cách từ một điểm thuộc đường thẳng này đến đường thẳng kia.
b) ‒ Cách chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng: Chứng minh đường thẳng đó song song với một đường thẳng nằm trên mặt phẳng.
‒ Cách tính khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song: Tính khoảng cách từ một điểm trên đường thẳng đến mặt phẳng.
c) ‒ Cách chứng minh hai mặt phẳng song song: Chứng minh mặt phẳng này chứa hai đường thẳng cắt nhau song song với mặt phẳng còn lại.
‒ Cách tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song: Tính khoảng cách từ một điểm trên mặt phẳng này đến mặt phẳng còn lại.
Advertisements (Quảng cáo)
a) M là trung điểm của AB
N là trung điểm của AC
⇒MN là đường trung bình của tam giác ABC
⇒MN∥BC
AB⊥BC⇒MB⊥BC⇒d(MN,BC)=MB=12AB=a2
b) M là trung điểm của AB
P là trung điểm của AD
⇒MP là đường trung bình của tam giác ABD
⇒MP∥BDBD⊂(BCD)}⇒MP∥(BCD)
AB⊥(BCD)⇒MB⊥(BCD)⇒d(MP,(BCD))=d(M,(BCD))=MB=a2
c)
⇒MN∥BCBC⊂(BCD)}⇒MN∥(BCD)MP∥(BCD)MN,MP⊂(MNP)}⇒(MNP)∥(BCD)
⇒d((MNP),(BCD))=d(M,(BCD))=MB=a2