I. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm
1. Định nghĩa
Cho khoảng K chứa điểm x0và hàm số f(x) xác định trên K hoặc trên K∖{x0}. Hàm số f(x)có giới hạn là số L khi x dần tới x0 nếu với dãy số (xn)bất kì, xn∈K∖{x0} và xn→x0, ta cóf(xn)→L
Kí hiệu lim hay f(x) \to L, khi {x_n} \to {x_0}.
2. Phép toán trên giới hạn hữu hạn của hàm số
a, Nếu \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x) = L và \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} g(x) = M\left( {L,M \in \mathbb{R}} \right)thì
\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \left[ {f(x) \pm g(x)} \right] = L \pm M
\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \left[ {f(x).g(x)} \right] = L.M
\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \left[ {\frac{{f(x)}}{{g(x)}}} \right] = \frac{L}{M}\left( {M \ne 0} \right)
b, Nếu f(x) \ge 0 với mọi x \in \left( {a;b} \right)\backslash \left\{ {{x_0}} \right\} và \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x) = L thì L \ge 0 và \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \sqrt {f(x)} = \sqrt L .
3. Giới hạn một phía
- Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng \left( {a;{x_0}} \right). Số L được gọi là giới hạn bên trái của hàm số y = f(x) khi x \to {x_0} nếu với dãy số \left( {{x_n}} \right) bất kì thỏa mãn a < {x_n} < {x_0} và {x_n} \to {x_0} ta có f({x_n}) \to L, kí hiệu \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ - } f(x) = L.
- Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng \left( {{x_0};b} \right). Số L là giới hạn bên của hàm số y = f(x) khi x \to {x_0} nếu với dãy số \left( {{x_n}} \right)bất kì thỏa mãn {x_0} < {x_n} < b và {x_n} \to {x_0} ta có f({x_n}) \to L, kí hiệu \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ + } f(x) = L.
*Nhận xét: \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x) = L \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ - } f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}^ + } f(x) = L
II. Giới hạn hữu hạn của hàm số tại vô cực
Advertisements (Quảng cáo)
- Cho hàm số y = f(x)xác định trên khoảng \left( {a; + \infty } \right). Ta nói hàm số f(x) có giới hạn là số L khi x \to + \infty nếu với dãy số \left( {{x_n}} \right)bất kì {x_n} > a và {x_n} \to + \infty ta có f({x_n}) \to L, kí hiệu \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = L hay f(x) \to L khi x \to + \infty .
- Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng \left( { - \infty ;b} \right). Ta nói hàm số f(x) có giới hạn là số L khi x \to - \infty nếu với dãy số \left( {{x_n}} \right)bất kì {x_n} < b và {x_n} \to - \infty ta có f({x_n}) \to L, kí hiệu \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = L hay f(x) \to L khi x \to - \infty .
* Nhận xét:
- Các quy tắc tính giới hạn hữu hạn tại một điểm cũng đúng cho giới hạn hữu hạn tại vô cực.
- Với c là hằng số, k là một số nguyên dương ta có:
\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } c = c, \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } c = c,\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } (\frac{c}{{{x^k}}}) = 0,\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } (\frac{c}{{{x^k}}}) = 0.
III. Giới hạn vô cực (một phía) của hàm số tại một điểm
- Cho hàm số y = f(x)xác định trên khoảng \left( {a; + \infty } \right). Ta nói hàm số f(x)có giới hạn + \infty khi x \to {a^ + } nếu với dãy số \left( {{x_n}} \right) bất kì, {x_n} > a và {x_n} \to ata có f({x_n}) \to + \infty .
Kí hiệu \mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} f(x) = + \infty hay f(x) \to + \infty khi x \to {a^ + }
- Các giới hạn \mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} f(x) = - \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ - }} f(x) = + \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ - }} f(x) = - \infty được định nghĩa tương tự.
IV. Giới hạn vô cực của hàm số tại vô cực
- Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng \left( {a;{x_0}} \right). Ta nói hàm số f(x)có giới hạn + \infty khi x \to {x_0} về bên trái nếu với dãy số \left( {{x_n}} \right)bất kì, {x_n} > a và {x_n} \to + \infty ta có f({x_n}) \to + \infty , kí hiệu \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = + \infty .
Kí hiệu \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = + \infty hay f(x) \to + \infty khi x \to + \infty .
- Các giới hạn \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = - \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = + \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = - \infty được định nghĩa tương tự.
* Chú ý:
- \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {x^k} = + \infty ,k \in {\mathbb{Z}^ + }.
- \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {x^k} = + \infty , k là số nguyên dương chẵn.
- \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {x^k} = - \infty , k là số nguyên dương lẻ.