Hoạt động 3
Cho cấp số nhân (un)(un). Đặt SnSn là tổng n số hạng đầu tiên của cấp số nhân, nghĩa là:
Sn=u1+u2+u3+...+un.Sn=u1+u2+u3+...+un.
Tính qSnqSn và qSn−SnqSn−Sn.
Áp dụng công thức un+1=un.qun+1=un.q.
qSn=q(u1+u2+u3+...+un)=u1.q+u2.q+u3.q+...+un.q=u2+u3+u4+...+un+1
qSn−Sn=(u2+u3+u4+...+un+1)−(u1+u2+u3+...+un)⇔qSn−Sn=un+1−u1
Luyện tập 3
Trong bài toán nêu ra ở đầu bài học, tính tổng số hạt thóc được đặt vào 10 ô đầu tiên của bàn cờ vua.
Từ đầu bài xác định u1,q,n. Áp dụng công thức tính tổng 10 số hạng của cấp số nhân:Sn=u1.(1−qn)1−q.
Advertisements (Quảng cáo)
Từ đầu bài ta có: u1=1,q=2.
Vậy tổng số hạt thóc được đặt vào 10 ô đầu tiên của bàn cờ vua là S10=1.(1−210)1−2=1023 (hạt).
Vận dụng
Mỗi năm, một nhân viên văn phòng mua một đôi giày mới. Giá của một đôi giày người đó mua ở năm đầu tiên là 500 000 đồng. Những năm tiếp theo, giá một đôi giày cùng loại tăng 20% so với giá của năm trước đó. Tính tổng số tiền người đó đã mua giày trong 10 năm.
Từ đầu bài, xác định u1,q,n. Áp dụng công thức tính tổng n số hạng của cấp số nhân:Sn=u1.(1−qn)1−q.
Gọi giá một đôi giày năm đầu tiên là u1, giá một đôi giày năm thứ hai là u2.
⇒u1=500000,u2=500000+20%.500000=600000
⇒q=u2u1=600000500000=1,2
Tương tự với u3,u4,... Ta lập được cấp số nhân với u1=500000,q=1,2.
Vậy tổng số tiền người đó đã mua giày trong 10 năm là S10=500000.(1−1,210)1−1,2≈12979341 (đồng).