Trang chủ Lớp 11 Sinh lớp 11 Nâng cao Câu 1 trang 65 Sinh 11 Nâng cao: *  Quá trình biến...

Câu 1 trang 65 Sinh 11 Nâng cao: *  Quá trình biến đối thức ăn về mặt cơ học được thực hiện trong khoang miệng và dạ dày....

Câu 1 trang 65 SGK Sinh học 11 Nâng cao. Bài 16. Tiêu hóa (tiếp theo)

Advertisements (Quảng cáo)

Nêu rõ sự sai khác cơ bản trong tiêu hóa thức ăn của động vật ăn thực vật so với động vật ăn thịt và ăn tạp. 

Sự sai khác cơ bản trong tiêu hóa thức ăn của động vật ăn thực vật so với động vật ăn thịt và ăn tạp là:

*  Quá trình biến đối thức ăn về mặt cơ học được thực hiện trong khoang miệng và dạ dày.

–  Ở động vật nhai lại như trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai… lúc ăn chúng chỉ nhai qua loa rồi nuốt ngay, tranh thủ lấy được nhiều thức ăn để sau đó mới “ợ lên” nhai kĩ lại lúc nghỉ ngơi ở một nơi an toàn.

–  Đối với động vật có dạ dày đơn như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ, chuột), chúng nhai kĩ hơn động vật nhai lại khi nhai lần đầu.

Advertisements (Quảng cáo)

–  Gà và các loài chim ăn hạt không có răng nên mô hạt và nuốt ngay, cố “ních” đầy diều để tiêu hóa dần. Trong diều không có dịch tiêu hóa, mà chỉ có dịch nhày để làm trơn và mềm thức ăn, giúp cho sự tiêu hóa dễ dàng ở các phần sau của ống tiêu hóa.

*   Biến đổi hóa học và biến đối sinh học.

–  Quá trình tiêu hóa ở dạ dày của động vật nhai lại được bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học, tiếp đó là quá trình biến đổi hóa học diễn ra ở dạ múi khế và ruột, tương tự như ở các động vật khác.

–  Quá trình biến đổi sinh học ở động vật có dạ dày đơn nhờ VSV lại xảy ra ở ruột tịt (sau khi thức ăn được tiêu hóa một phần ở dạ dày, ruột).

–  Ở chim ăn hạt và gia cầm: Thức ăn được chuyển xuống dạ dày, tuyến (nhận dịch tiêu hóa) và dạ dày cơ (nghiền nát thức ăn), sau đó chuyển xuống ruột. Ở ruột được biến đổi nhờ các enzim trong dịch tiêu hóa của tuyến gan, tụy, ruột.