Nêu một số ví dụ về biện pháp đấu tranh sinh học trong nông nghiệp và ưu thế của biện pháp này.
Đấu tranh sinh học là những biện pháp đấu tranh sinh học sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.
Advertisements (Quảng cáo)
Trong sản xuất nông nghiệp, để đấu tranh phòng trừ sâu hại, các nhà nghiên cứu đã gây nuôi, phát triển nhiều nhóm côn trùng cánh màng hoặc cánh cứng, sử dụng chúng trong việc tiêu diệt nhiều nhóm sâu hại cây trồng (bọ rùa, ong mắt đỏ, nhiều nhóm tò vò). Bọ rùa được nuôi thả để diệt rệp cam, loài ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng trong cơ thể sâu hại cây trồng, tò vò có tập tính bắt sâu tiêm dịch cho tê liệt và mang về tổ chuẩn bị làm thức ăn cho con non khi mới nở. Có thể nói côn trùng cánh màng là thiên địch của nhiều loài sâu hại, trong đó có 53 loài đã biết là thiên địch của sâu hại lúa ở nước ta.
Các nhà nghiên cứu còn dựa vào tập tính giao phối của nhiều côn trùng gây hại, đã tạo ra thế đực bất thụ. Những con đực này vẫn khỏe mạnh, phát triển và giao phối bình thường nhưng chúng không có khả năng sinh sản. Bằng biện pháp này con người đã hạn chế và tiêu diệt được nhiều quần thể sâu bọ gây hại. Đây là hướng tiêu diệt sâu hại bằng biện pháp sinh học không gây ô nhiễm môi trường như thuốc trừ sâu.