Câu 4 (trang 65, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” trên cơ sở liên hệ đến chức năng thông thường của dấu hai chấm trong văn bản.
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa vào kiến thức đã học
Trong câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều xa”, dấu hai chấm ở đây có công dụng giải thích cho sự vật, sự việc ở vế đằng trước. Hình ảnh “cánh chim nhỏ” gợi lên một cánh chim lẻ loi, cô độc giữa bầu trời xanh hay nói cánh chim đó chính là tác giả - một người đang cô đơn, lẻ loi giữa biển cả, vũ trụ mênh mông, rộng lớn. Và từ cánh chim nhỏ đang chao liệng giữa bầu trời, hoàng hôn dần buông xuống làm cho tâm trạng đang buồn lại càng buồn thêm. Vế sau dấu hai chấm như giải thích thêm cho tâm trạng cô đơn, buồn bã của tác giả, như một điểm khởi đầu để giải thích cho nỗi buồn đó ở những câu thơ phía sau. Như vậy, bằng việc sử dụng một hình ảnh hết sức gần gũi, tinh tế, tác giả đã rất dụng tâm trong việc miêu tả tâm trạng của chính mình qua hình ảnh “cánh chim nhỏ”, giúp người đọc hiểu rõ được tâm trạng của một con người đang mang trong mình một nỗi tha hương, một nỗi buồn thương sâu sắc.