Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Sông Hương trong dòng chảy lịch sử. Chú ý vào đoạn tử...

Sông Hương trong dòng chảy lịch sử. Chú ý vào đoạn tử “Hiển nhiên là sông… khuôn mặt thực của dòng sông…” Cách 1 - sông Hương đã sống những...

Chú ý vào đoạn tử “Hiển nhiên là sông… khuôn mặt thực của dòng sông…”. Soạn văn Câu 7 trang 39 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Trong khi đọc 7 - Ai đã đặt tên cho dòng sông, Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 7 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Sông Hương trong dòng chảy lịch sử.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chú ý vào đoạn tử “Hiển nhiên là sông… khuôn mặt thực của dòng sông…”

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- sông Hương đã sống những thế kỷ vinh quang với nhiệm vụ lịch sử của nó

- từ thuở là một dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng.

- Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên Linh Giang, dòng sông viễn châu…

- Thế kỉ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ… và từ đó sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển

- … dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc…”

Advertisements (Quảng cáo)

- …

→ sông Hương – như một nhân chứng sống của lịch sử dân tộc, luôn đồng hành cùng với nhân dân ta cả trong quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc.

Cách 2:

Sông Hương – như một nhân chứng sống của lịch sử dân tộc, luôn đồng hành cùng với nhân dân ta cả trong quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc.

Cách 3:

Tác giả tỏ ra là người am hiểu lịch sử khi công phu tra cứu, lật tìm trong tư liệu lịch sử những sự kiện có liên quan đến dòng sông. Từ đó mà có liên tưởng thật chính xác và độc đáo:

+ Sông Hương như người dũng sĩ “đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại”, “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”.

+ Sông Hương vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân “lịch sử bi tráng của thế kỉ XX với máu của những cuộc khởi nghĩa”.

+ Sông Hương là chủ nhân những “chiến công rung chuyển” trong cách mạng tháng Tám, mùa xuân Mậu Thân.

→ Quả thật, từ cách tiếp cận riêng của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc có cơ hội thấy hiểu sông Hương như một con người “biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công” góp phần viết nên trang sử vẻ vang của xứ Huế nói riêng, của cả dân tộc nói chung.