Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Trong bài “Tì bà” của Bích Khê, hai câu thơ cuối được...

Trong bài “Tì bà” của Bích Khê, hai câu thơ cuối được tác giả viết như sau: “Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi...

Dựa vào kiến thức đã học và kết hợp với hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này. Soạn văn Câu 5 trang 65 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Câu 5 - trang 65 Thực hành tiếng Việt trang 65, Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 5 (trang 65, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Trong bài “Tì bà” của Bích Khê, hai câu thơ cuối được tác giả viết như sau:

“Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi. Thu mênh mông”

(Bích Khê, Tinh huyết, Trọng Miên xuất bản, 1939)

Ở một số bản in vế sau, hai câu thơ trên đã có một biến đổi:

“Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi! Vàng rơi. Thu mênh mông.

(Thơ Bích Khê, Sở Văn hóa và Thông tin Nghĩa Bình, 1988)

Advertisements (Quảng cáo)

Xét theo định hướng thực hành tiếng Việt của bài học, theo bạn, nguyên nhân của sự biến đổi trên có thể là gì? Dựa vào bản in của bài thơ năm 1939, hãy làm rõ sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ của nhà thơ ở thời điểm này.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức đã học và kết hợp với hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.

Answer - Lời giải/Đáp án

Xét theo định hướng thực hành tiếng Việt của bài học, nguyên nhân của sự biến đổi trên có thể là do tác giả đã phát hiện ra một nét nghĩa mới về câu thơ.

Theo bản in năm 1939, ở đây tác giả đang muốn nói đến sự trở lại của nỗi buồn trong tác giả, tưởng như vô hình nhưng thực ra nó vẫn tồn tại khiến tác giả thốt ra lời cảm thán “Ô!”. Nỗi buồn đó đang cùng với cây ngô đồng rải xuống những cánh hoa vàng theo gió thu. Phải chăng là “thu mênh mông” hay chính là nỗi buồn mênh mông của tác giả. Câu thơ này khiến chúng ta xúc động, thương cảm đối với sự tài hoa của Bích Khê.

Nhưng đến bản dịch năm 1988, người dịch đã bỏ dấm chấm hỏi đi và để câu thơ thành “Ô hay buồn vương cây ngô đồng…”. Cách viết như vậy nhằm thể hiện một sự chắc chắn, khẳng định của tác giả. Nếu từ “Ô! Hay…” gợi lên cảm giác về một nỗi buồn còn mơ hồ, không biết là thực hay hư thì đến bản dịch này, người dịch dường như khẳng định nỗi buồn đó chính là của tác giả một nỗi buồn miên man, mênh mông bao trùm lên cảnh vật.