Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương có sự gắn bó...

Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương có sự gắn bó như thế nào với thành phố Huế? Phân tích một số hình ảnh...

Chú ý vào những hình ảnh gắn dòng sông với thành phố Huế. Soạn văn Câu 3 trang 41 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Sau khi đọc 3 - Ai đã đặt tên cho dòng sông, Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương có sự gắn bó như thế nào với thành phố Huế? Phân tích một số hình ảnh, chi tiết làm rõ mối quan hệ đặc biệt này.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chú ý vào những hình ảnh gắn dòng sông với thành phố Huế.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Trước hết phải kể đến đó là hình ảnh dòng sông gặp thành phố. Như một người con tìm được đường về nhà, sông Hương gặp được thành phố như gặp được bến đỗ của đời mình, nó mừng rỡ, vui vẻ đón nhận. Đó là cảm xúc khi tìm được chốn bình yên cho mình, không còn phải gồng mình lên để thích nghi nữa mà thay vào đó là thả mình cùng thiên nhiên, cảnh vật của thành phố, từ từ cảm nhận sự bình yên của nó.

Không chỉ vậy, sông Hương cũng gắn liền với nhã nhạc cung đình Huế - một nghệ thuật âm nhạc nổi tiếng nơi xứ Huế. Cả hai như hòa quyện làm một khiến người tham gia thưởng ngoạn phải chìm đắm, hòa mình vào sự yên bình đến lạ thường ấy. Đó chính là vẻ đẹp gắn với âm nhạc cổ điển Huế của sông Hương

Cuối cùng, đó là sự gắn bó hàng nghìn năm như máu thịt của sông Hương với thành phố, là sự keo sơn bền chặt, vui buồn có nhau. Nó đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc cùng các triều đại nhà Nguyễn rồi tham gia Cách mạng của dân tộc. Cùng với nhân dân thành phố Huế, sông Hương trở thành người đồng chí thực thụ, sát cánh bên cạnh người dân, cùng họ đi qua những khoảng thời gian đau thương nhất của dân tộc. Đó là điều đáng quý, đáng trân trọng, là đỉnh cao của sự gắn bó giữa sông Hương và thành phố Huế.

Cách 2:

Trước hết phải kể đến đó là hình ảnh dòng sông gặp thành phố. Như một người con tìm được đường về nhà, sông Hương gặp được thành phố như gặp được bến đỗ của đời mình, nó mừng rỡ, vui vẻ đón nhận.

Không chỉ vậy, sông Hương cũng gắn liền với nhã nhạc cung đình Huế - một nghệ thuật âm nhạc nổi tiếng nơi xứ Huế. Cả hai như hòa quyện làm một khiến người tham gia thưởng ngoạn phải chìm đắm, hòa mình vào sự yên bình đến lạ thường ấy. Đó chính là vẻ đẹp gắn với âm nhạc cổ điển Huế của sông Hương

Advertisements (Quảng cáo)

Cuối cùng, đó là sự gắn bó hàng nghìn năm như máu thịt của sông Hương với thành phố, là sự keo sơn bền chặt, vui buồn có nhau.

Cách 3:

+ Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.

+ Sông Hương chuyển dòng một cách liên tục, như một cuộc tình có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó.

+ Giáp mặt Huế, sông Hương không gặp Huế ngay mà “uốn một cánh cung ...tình yêu” như một người con gái bẽn lẹn, ngại ngùng.

+ Sông Hương mang đến cho Huế một vẻ đẹp cổ xưa dân dã: “ánh lửa thuyền chài ... xưa cũ”, trôi đi chậm như một mặt hồ.

+ Người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.

+ Như một người con gái lưu luyến, thủy chung từ biệt người yêu.

→ Như vậy, trong cảm nhận của tác giả, sông Hương gắn bó với thành phố Huế một cách gần gũi, thân thiết. Những hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng cho người đọc hình dung sông Hương với thành phố Huế không khác gì một đôi tình nhân.

Phân tích:

Khi chảy vào thành phố Huế, sông Hương như tìm thấy mình khi gặp thành phố thân yêu, nó vui hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long. Dòng sông "kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hương Tây Nam - Đông Bắc”, tự "uốn một cánh cung rất nhẹ nhàng sang đến Cồn Hến khiến dòng sông mềm hẳn đi” như một tiếng "vâng” không nói ra của tình yêu. Sông Hương duy nhất thuộc về một thành phố, nó là niềm tự hào của xứ Huế và của con người Huế bởi nó đem một nét đặc trưng riêng mà không dòng sông nào có được. Sông Hương đánh thức được linh hồn dân tộc, nó khác hẳn với các dòng sông khác ở cảnh lập "lòe trong sương đêm những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ”. Sông Hương thật yên bình là bởi ở đó còn có hình ảnh của những con người mưu sinh. Sông Hương trôi đi "chậm, thực chậm” như không muốn rời khỏi thành phố yêu quý để lại một mặt hồ yên tĩnh. Khi chảy trong lòng thành phố Huế, nó còn đem đến "điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, nó "ngập ngừng như muốn đi muốn ở”. Không chỉ nhẹ nhàng như một điệu "slow” tình cảm, sông Hương còn được cảm nhận rất riêng trong sự tìm tòi thú vị của nhà văn. Sông Hương và những chi lưu của nó đã tạo nên những nét cổ kính của cố đô bởi những nhánh sông đào mang nước của sông Hương "tỏa đi khắp phố thị với những cây đa, cây cửa”. Sông Hương như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, khiến cho nhà thơ có những liên tưởng đến với cảnh được ngồi trên thuyền lênh đênh, nghe ca Huế trên dòng sông lấp lánh ánh trăng bởi nhà văn đã nhiều lần thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày. Sông Hương chảy vào thành phố bỗng làm cho Huế đẹp một cách trầm lặng và kín đáo bởi sông Hương là dòng sông của âm nhạc, của thơ ca, của lịch sử và nó gắn liền với vẻ đẹp của con người xứ Huế. Sông Hương về với Huế như người con gái đi được nửa cuộc đời và tìm được tình nhân đích thực của mình cho nên nó có chút e thẹn và kín đáo của người con gái đang yêu. Dưới ngòi bút điêu luyện của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương được nhìn nhận ở nhiều phương diện khác nhau và mang vẻ đẹp của toàn thành phố rất đỗi thơ mộng, trữ tình.