Trang chủ Lớp 12 Địa lí lớp 12 Căn cứ vào Atlat Địa Việt Nam, sơ đồ hình 31.4 (SGK...

Căn cứ vào Atlat Địa Việt Nam, sơ đồ hình 31.4 (SGK trang 140) và hình 31.5 (SGK trang 141), hãy trình bày về tài nguyên du lịch của nước ta....

Vấn đề phát triển thương mại du lịch – Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, sơ đồ hình 31.4 (SGK trang 140) và hình 31.5 (SGK trang 141), hãy trình bày về tài nguyên du lịch của nước ta.. Tài nguyên du lịch tự nhiên.

Advertisements (Quảng cáo)

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên

* Địa hình

–  Nước ta có nhiều dạng địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo) tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch. Có dạng địa hình cắt xẻ độc đáo với nhiều hang động đẹp có thể khai thác du lịch. Nhiều cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới, được công nhận năm 1994), động Phong Nha (trong quẩn thể di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, công nhận năm 2003)…

–  Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc xuống Nam có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có thể khai thác để xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng. Điển hình là các bãi biển: Trà Cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Non Nước (Đà Nấng), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hoà), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu)…

–  Nước ta có nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Nổi bật là các đảo Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo…

* Tài nguyên khí hậu

–  Khí hậu nước ta tương đốì thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa và nhất là theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu.

–  Miền Nam khí hậu nóng cả năm nên có khả năng phát triển du lịch quanh năm.

*  Tài nguyên nước: có hàng loạt thế mạnh để phát triển du lịch.

– Hệ thống sông, hồ, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn. Một số hồ tự nhiên (Ba Bể…) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà…) đã trở thành các điểm tham quan du lịch.

– Nước ta có nhiều nguồn nước khoáng thiên nhiên: Kim Bôi (Hoà Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Quang Hanh (Quảng Ninh), Suối Bang (Quảng Bình), Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu) có sức hút cao đối với du khách.

*  Tài nguyên sinh vật: Vườn quốc gia ở nước ta cũng có giá trị lớn về du lịch và nghiên cứu. Các vườn quốc gia ở nước ta là: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Ba Vì (Hà Nội), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hoàng Liên (Lào Cai), Xuân Sơn (Phú Thọ), Bến Én (Thanh Hoá), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), Chư Mom Ray (Kon Tum), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn (Đắk Lắk), Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Bù Gia Mập (Bình Phước), Núi Chúa (Ninh Thuận), Cát Tiên (Đồng Nai), Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh), Tràm Chim (Đồng Tháp), u Minh Thượng (Kiên Giang), u Minh Hạ (Cà Mau), Mũi Cà Mau (Cà Mau), Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)…

b) Tài nguyên du lịch nhân văn

*  Di tích văn hoá – lịch sử:

Là loại tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị hàng đầu. Hiện cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới như quần thể kiến trúc cố đô Huế (Thừa Thiên – Huế), Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).

*  Các lễ hội truyền thống:

Lễ hội diễn ra hầu như trên khắp đất nước và luôn gắn liền với các di tích văn hoá – lịch sử. Phần lớn các lễ hội diễn ra vào những tháng đầu năm âm lịch sau tết Nguyên Đán với thời gian dài ngắn khác nhau. Các lễ hội nổi tiếng: Đền Hùng (Phú Thọ), Chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội Đâm Trâu (Gia Lai), lễ hội Ka Tê (Ninh Thuận), Núi Bà (Tây Ninh), Oón Om Bóc (Sóc Trăng), Bà Chúa Xứ (An Giang).

*  Làng nghề truyền thống: Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Bát Tràng, Vạn Phúc (Hà Nội), Bầu Trúc (Ninh Thuận), Tân Vạn (TP. Hồ Chí Minh).

Các tài nguyên khác: văn hoá nghệ thuật dân gian, ẩm thực…