a) Hoạt động của bão ở Việt Nam:
-Trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu.
- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của hai tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong mùa.
- Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam. Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ.
-Trung binh mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn.
b)Hậu quả của bão ở Việt Nam
- Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một cơn bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới lên 500 - 600mm.
-Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - 10m, có thể làm lật úp tàu thuyền.
Advertisements (Quảng cáo)
- Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng nước biển. Nước dâng tràn đê kết hợp với nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng.
- Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế...
c)Biện pháp phòng chổng
- Dự báo được khá chính xác quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.
- Khi có bão, các tàu thuyền trốn biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn.
- Vùng ven biển cần cũng cố công trình đê biển.
- Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân.
- Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.