Giải thích về sự thay đổi của khối lượng là \(Zn\) khi ngâm nó trong mỗi dung dịch sau:
\(\eqalign{
& a.CuS{O_4} \cr
& b.CdC{l_2} \cr
& c.AgN{O_3} \cr
& d.NiS{O_{4.}} \cr} \)
Biết rằng \(Z{n^{2 + }}\)có tính oxi hoá yếu hơn \(C{d^{2 + }}\).
Viết phương trình hoá học dạng ion rút gọn.
a/ \(Zn\) khử được ion \(C{u^{2 + }}\) trong dung dịch muối thành \(Cu\) tự do. Lượng \(Cu\) sinh ra bám lên thanh \(Zn\) nhỏ hơn lượng \(Zn\) tan (theo phương trình phản ứng 65 gam \(Zn\) tan đi được bù đắp lại 64 gam \(Cu\)) nên khối lượng thanh \(Zn\) sau phản ứng giảm:
\(Zn + C{u^{2 + }} \to Z{n^{2 + }} + Cu \downarrow .\)
Advertisements (Quảng cáo)
b/ \(Zn\) khử được ion \(C{d^{2 + }}\) trong dung dịch muối thành \(Cd\) tự do. Lượng \(Cd\) sinh ra bám lên thanh \(Zn\) lớn hơn lượng \(Zn\) tan (theo phương trình phản ứng \(65\) gam \(Zn\) tan đi được bù đắp lại \(112\) gam \(Cd\)) nên khối lượng \(Zn\) sau phản ứng tăng:
\(Zn + C{d^ + } \to Z{n^{2 + }} + Cd.\)
c/ \(Zn\) khử được ion \(A{g^ + }\) trong dung dịch muối thành \(Ag\) tự do. Lượng \(Ag\) sinh ra bám lên thanh \(Zn\) lớn hơn lượng \(Zn\) tan (theo phương trình phản ứng 65 gam \(Zn\) tan đi được bù đắp lại \(108.2 = 216\) gam \(Ag\)) nên khối lượng thanh \(Zn\) sau phản ứng tăng:
\(Zn + 2A{g^ + } \to Z{n^{2 + }} + 2Ag.\)
d/ \(Zn\) khử được ion \(N{i^ + }\) trong dung dịch muối thành \(Ni\) tự do. Lượng \(Ni\) sinh ra bám lên thanh \(Zn\) nhỏ hơn lượng \(Zn\) tan ( theo phương trình phản ứng 65 gam \(Zn\) tan đi được bù đắp lại \(59\) gam \(Ni\)) nên khối lượng thanh \(Zn\) sau phản ứng giảm:
\(Zn + N{i^{2 + }} \to Z{n^{2 + }} + Ni.\)