a. Giải thích vì sao thiếc và kẽm có thể bảo vệ được kim loại sắt.
b. Nếu trên bề mặt của những vật đó có những vết sây sát tới lớp sắt bên trong, hãy cho biết:
- Có hiện tượng gì xảy ra khi để những vật đó trong không khí ẩm.
- Trình bày cơ chế ăn mòn đối với những vật trên.
Có những vật bằng sắt được tráng thiếc hoặc tráng kẽm.
a. Giải thích vì sao thiếc và kẽm có thể bảo vệ được kim loại sắt.
b. Nếu trên bề mặt của những vật đó có những vết sây sát tới lớp sắt bên trong, hãy cho biết:
- Có hiện tượng gì xảy ra khi để những vật đó trong không khí ẩm.
- Trình bày cơ chế ăn mòn đối với những vật trên.
a) - Sắt tráng thiếc (sắt tây) thường được dùng các hộp chứa thức ăn đóng hộp do bảo quản được lâu, hộp kim loại bền, không bị oxi hoá bởi môi trường. Trong dãy điện thế Fe đứng trước Sn nên khi bị oxi hoá thì Fe sẽ bị oxi hoá trước nhưng do Fe được một lớp Sn phủ bên ngoài cách biệt với môi trường nên vẫn nguyên vẹn.
Advertisements (Quảng cáo)
- Sắt tráng kẽm, Zn đóng vai trò như vật hy sinh, thường được đặt ở phần chìm của thân tàu biển, khi vỏ tàu bị oxi hoá thì Zn bị ăn mòn còn vỏ tàu vẫn nguyên vẹn.
b) - Hiện tượng: khi có những vết sây sát đến lớp sắt phía trong và để những vật đó trong không khí ẩm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá. Ở những chỗ sâu sát trên vật tráng thiếc (Sn) xuất hiện vật rắn màu nâu đỏ (gỉ sắt). Trên vật tráng kẽm (Zn) xuất hiện chất rắn dưới dạng bột màu trắng ( hợp chất của kẽm).
-Cơ chế xảy ra ăn mòn:
+ Vật bằng sắt tráng thiếc:
Anot ( cực âm): \(Fe \to F{e^{2 + }} + 2e\)
Canot (cưc dương): \({O_2} + 2{H_2}O + 4e \to 4O{H^ - }\)
\( \Rightarrow \) \(Fe\) bị ăn mòn điện hoá.
+ Vật bằng sắt tráng kẽm:
Anot (cực âm): \(Zn \to Z{n^{2 + }} + 2e\)
Catot (cực dương): \({O_2} + 2{H_2}O + 4e \to 4O{H^ - }\)
\( \Rightarrow \) \(Zn\) bị ăn mòn điện hoá, \(Fe\) được bảo vệ.