Trang chủ Lớp 12 Lịch sử lớp 12 (sách cũ) Chi tiết: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ...

Chi tiết: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925...

Chi tiết: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài.

1.Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài.

Sau những năm bôn ba hoạt động ở Nhật Bản và Trung Quốc không thành công, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt ở Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam năm 1913 và đến cuối những năm 1917 mới được trả tự do.

Trong bối cảnh đó, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga Xô viết đã đến với Phan Bội Châu như một luồng ánh sáng mới.

Tháng 6-1925, giữa lúc chưa thế thay đổi về tổ chức, hình thức đấu tranh cho thích hợp với biến chuyển mới của đất nước và thời đại, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải (Trung Quốc), kết án tù rồi đưa về an trí ở Huế.

Nước Pháp hồi đó là nơi có nhiều người Việt Nam sống và hoạt động cho phong trào dân tộc.

Năm 1922, nhân dịp vua Khải Đinh sang dự cuộc triển lãm thuộc địa để khuếch trương “công lao khai hóa” của Pháp, Phan Châu Trinh viết Thất điều thư, vạch ra bảy tội ác đáng chém của Khải Định. Ông thường tổ chức diễn thuyết, lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam; tiếp tục hô hào “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” v.v..

Tháng 6-1925, Phan Châu Trinh về nước. Ông tiếp tục tuyên truyền, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền v.v.. Nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, rất mến mộ và hưởng ứng hoạt động của Phan Châu Trinh.

Nhiều Việt Kiều tại Pháp đã tham gia hoạt động yêu nước, chuyển tài liệu, sách báo tiến bộ về nước. Năm 1925 “ Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương” ra đời.

Năm 1923, tại Quảng Châu Trung Quốc) Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyên Công Viên v.v..lập ra tổ chức tâm tâm xã. Ngày 19-6-1924, Phạm Hồng Thái thực hiện việc mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc lanh ở Sa Diện (Quảng Châu). Việc không thành, Phạm Hồng Thái anh dũng hi sinh, song tiếng bom của người thanh niên yêu nước ấy đã nhóm lại ngọn lửa chiến đấu của nhân dân ta, nhất là trong giới thanh niên. Sự kiện đó “như chim ém nhỏ báo hiệu mùa xuân”.

2.Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam

Tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tấy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt nam, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.

Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp.

Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long v.v ..) lập ra Đảng Lập hiến (1923). Đảng này đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ. Nhưng khi được thực dân Pháp nhượng bộ một số quyền lợi (như tham gia Hội đồng Quản hạt Nam Kì), họ lại thỏa hiệp với chúng.

Ngoài Đảng Lập hiến, còn có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết “quân chủ lập hiến”, nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao tư tưởng “trực trị”

Tầng lớp tiểu tư sản trí thức (gồm sinh viên, học sinh và giáo vên, viên chức, nhà văn, nhà báo v.v .).sôi nổi đấu tranh đòi những quyền tự do dân chủ. Một số tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên (đại biểu là Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh v.v..) được thành lập với nhiều hoạt động phong phú và sôi nổi (mít tinh, biểu tình, bãi khóa, v.v). Nhiều tờ báo tiến bộ lần lượt ra đời. Báo tiếng Pháp có các tờ Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê. Báo tiếng Việt có Hữu Thanh, Tiếng dân, Đông Pháp thời báo, Thực nghiệp dân báo,…Một số nhà sản xuất tiến bộ như Nam Đông thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế),v.v.đã phát hành nhiều loại sách báo tiến bộ.

Advertisements (Quảng cáo)

Trong phong trào yêu nước dân chủ công khai hồi đó, một sự kiện nổi bật như: cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) các cuộc truy điệu, để tang Phan Bội Châu (1926)

Các cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng nhiều hơn tuy vẫn còn lẻ tẻvà tự phát. Ở Sài Gòn-Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí mật).

Tháng 8-1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa chiến hạm. Misơlêcủa Pháp trước khi chiến hạm này chở binh lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Với yêu sách đòi tăng lương 20% và phả cho những công nhân bị thải hồi trở lại làm việc, sau 8 ngày bãi công, nhà chức trách Pháp đã phải chấp nhận tăng lương 10% cho công nhân. Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam.

3.Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

Sau những năm bôn ba hầu khắp các châu lục trên thế giới, cuối năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).

Ngày 18-6-1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tạo Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam , đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

Bản yêu sách không được chấp nhận. Vì vậy “muốn được giải phóng dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng bản thân mình”.

Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp, Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam.

Hình 27. Toàn cảnh Đại hội Tua (Pháp) năm 1920

Ngày 25-12-1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp tại thành phố Tua. Người đã đứng về phía đa số đại biểu Đại hội bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angiêri. Marốc, Tuynidi v.v.lập ra Hội Liên Hiệp thuộc địa  ở Pari để tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Báo Người cùng khổ (Le Paria) do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của Hội. Người còn viết bài cho các báo Nhân đạo  (của Đảng Cộng sản Pháp), Đời sống nhân dân (của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp) v.v.và đặc biệt là viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản ở Pari năm 1925).

Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924).

Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Lịch sử lớp 12 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)