Bài làm
Hiện nay, trong xã hội có rất nhiều các loại bệnh nan y nghiêm trọng đã cướp đi mạng sống của không ít người dân. Nhưng ngày nay với sự phát triển vượt bậc của nghành y học, không có gì là không thể, các bác sĩ trong và ngoài nước đã tìm ra được một sô’ loại văcxin hoặc thuốc đặc trị cho các bệnh như bệnh bạch cầu, lao, thủy đậu...Mặc dù với sự tiến bộ và không ngừng phát triển các loại thuốc đặc trị nhưng có một chứng bệnh nan y đang lay lan và phổ biến rất rộng, đặc biệt loại bệnh này thường xuất hiện ở các học sinh, sinh viên, nhân viên...mà không có một loại thuốc nào có thể trị dứt căn bệnh này. Đó là căn bệnh “lười” nan y.
Con người ai cũng có ước mơ sau này mình trở thành ông này bà nọ, nhưng lại bị mắc một bệnh rất buồn cười. Đó là không chịu rèn luyện, làm việc để biến ước mơ thành sự thật, mà chỉ muốn tự nó đến với mình. Nói một cách dễ hiểu là sau này lớn lên tự khắc sẽ trở thành bác sĩ, giám đốc, không cần khổ luyện gì hết. Không những thế nhiều người lại thường hay nhìn vào cách sống và làm của người khác để gán ghép nó cho mình, họ thường tin vào những cái cớ mà họ cho là đúng để tự chấn an lấy cái tinh thần lung lay không vững chắc của họ. Nào là Bill Gate bỏ đại học mà vẫn thành tỉ phú, rồi thì ông kia bà nọ không học đại học, đi làm luôn mà sau này vẫn giàu có vương giả. Nhưng họ nào có biết đâu, những con người tỉ phú đó, họ bỏ học là vì họ quá thông minh, tài năng đến độ biết hết những gì mà trường lớp sẽ dạy họ. Họ buộc phải lao ra trường đời, để học những bài học kinh nghiệm mới lạ hơn so với các lí thuyết trong sách vở đã đọc. Đây là suy nghĩ nguy hiểm, nhưng nguy hiểm hơn là nó lại rất phổ biến trong tư duy của thế hệ trẻ hiện nay. Và một trong những lí do lớn dẫn tới căn bệnh này là do sự quá sung túc và đầy đủ của giới trẻ hiện nay đang được hưởng thụ nào là công nghệ thông tin tiên tiến, internet, vô số các máy game giải trí hiện đại ra đời...Chính những lí do trên, khiến cho việc ngồi vào bàn học là cả một thách thức đầy lớn lao với mỗi học sinh hiện nay. Nó ngày càng phổ biến, và đang dần trở thành một căn bệnh lan tỏa trong giới học sinh, sinh viên ngày nay. Bệnh lười không chỉ đơn thuần là lười mà nó bao gồm rất nhiều biến thể đa dạng chẳng hạn như trong giới học sinh, mặc dù có ý thức về chuyện học hành nhưng trước mỗi lúc ngồi vào bàn họ lại cuốn hút bởi internet, tivi, các game show...để rồi sau đó gấp rút hoàn thành các bài tập. Đó là một dạng biến thể của bệnh lười. Rồi lại có người chỉ làm việc qua loa để mau chóng hoàn thành và quay lại với tiết mục giải trí đang dở dang, họ coi đó như một hành động chấn an tinh thần để đẩy lùi cái cảm giác tội lỗi trong họ. Bệnh lười được phổ biến theo từng giai đoạn, đến trường, bệnh lười phát huy triệt để. Hè về, căn bệnh ấy càng "di căn” hơn. Thường thì nghỉ hè, không có việc gì làm chỉ mong đi học lại được gặp bạn bè, được có bài tập thầy cô giao về nhà nhưng đến khi bắt đầu học rồi lại hát câu than thân quen thuộc. Bệnh lười là thế đấy, nó làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta, nó quấn lấy, vây quanh, rồi xiết chặt chúng ta khiến ta không còn thời gian để có thể tập trung vào những việc có ích khác. Sự lười biếng là thứ dễ nhận ra nhất. Bởi vì nó dị ứng kịch liệt với tất cả. Không những thế nó còn gây ra không ích tác hại cho chúng ta. Không thể nào liệt kê hết tác hại đẻ ra từ sự lười nhác. Nhà văn Tạ Duy Anh từng nói: Lười biếng, nó triệt tiêu sáng tạo, không chấp nhận sáng tạo, bởi vì đặt cạnh sự sáng tạo thì lười biếng bị lật tẩy, nó dung túng tội ác, gây lãng phí không sao tính đếm được, nó luôn muốn kéo cuộc sống xuống ngang bằng với những chuẩn mực vừa cỡ với nó, nó gieo rắc lòng nghi kị, đố kị giữa con người với nhau. Nhưng tồi tệ hơn tất cả những thứ tồi tệ đó cộng lại là nó, sự lười biếng mà Ph.Ăngghen từng mỉa mai gọi là "bệnh lười chảy thây” cứ từ từ hạ nhân cách con người, nhân cách xã hội xuống câ’p bầy đàn. Lười biếng một khi đã nảy mầm trong cơ thể chúng ta rồi thì nớ sẽ lớn lên theo từng ngày cho đến một ngày trở thành một “cây đại thụ” lấn át cái tốt đẹp trong nhân cách con người chúng ta. Nguy hiểm hơn khi chính chúng ta lại không nhận ra rằng chúng ta đang dần mất đi bản năng sống của một. con người, nó hạ thấp con người chúng ta thành cấp bầy đàn. Tuy nhiên bệnh lí lười không phải bất kì ai cũng có thể mắc phải, nếu chúng ta có một chế độ, một kế hoạch sắp xếp thời gian hợp lí thì bệnh lười sẽ không có chỗ để chen chân vào cuộc sống của chúng ta. Mỗi người có một khả năng, một nhịp sinh học khác nhau. Có người có thể tập trung cao độ trong nhiều giờ nhưng ngược lại cũng có người không được như vậy. Chúng ta phải luôn có ý chí để sống cho xứng đáng một con người. Vì thế việc lập thời gian biểu một cách hợp lí là rất quan trọng đối với học sinh nói riêng và tất cả chúng ta nói chung. Để có thể vượt, qua một căn bệnh nguy hiểm thì điều đơn giản trước hết là phải vượt qua chính bản thân mình, vượt qua những cảm giác’ sợ hãi và sau đó vượt qua những cái ham muốn tầm thường đang dần chiếm lĩnh trong chúng ta. Bệnh lười là một thứ gì đó đang giết dần chúng ta, hãy vượt qua nó để dần hoàn thiện cái bản tính con người trong chúng ta hơn.
Ở đâu có sự sống, ở đó có hi vọng! Một câu châm ngôn nhưng có lẽ cũng là “bài thuốc” tốt cho những ai mắc căn bệnh lười quái ác. Có thể nói bệnh lười là một căn bệnh đáng sợ đối với con người, một khi đã dính vào rồi rất kh‘. mà thoát ra được. Hãy nghĩ rằng sống là phải có ích với đời, có ý nghĩa đối với chính bản thân chúng ta để rồi lấy đó mà làm động lực thúc đẩy chúng ta vượt qua mọi cám dỗ tầm thường đang hằng ngày giăng bẫy trong đường đời của mỗi chúng ta.
Advertisements (Quảng cáo)