Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh không hao giờ nhận mình là nhà văn, nhà thơ. Người lại càng không bao giờ có ý định để lại cho đời một sự nghiệp văn thơ. Nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng, Người lại thấy rõ văn học có thể thành một phương tiện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, cho mục đích chính trị của mình. Vậy khi có điều kiện, Người đã sáng tác văn chương. Người viết văn làm thơ là để làm cách mạng. Cách mạng là cái gốc của văn thơ Người. Ý lớn, điều hay, vẻ đẹp của văn thơ Người đều sinh sôi nảy nở từ cái gốc cách mạng này. Thép từ đấy mà tình cũng từ đấy. Nghệ thuật cũng từ đây mà ra. Xác định được điều này chúng ta có cơ sở để hiểu quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Kể từ khi đi tìm đường cứu nước cho đến khi từ biệt chúng ta ”để gặp cụ Các Mác, cụ Lênin”, Người đã sử dụng ngòi bút của mình như một vũ khí chiến đấu. Để cho sáng tác của mình có tác dụng thiết thực và đạt hiệu quả cao, Người cũng đã tự đặt cho mình những nguyên tắc cầm bút. Trước hết là viết để làm gì? Tiếp đó là viết cho ai? Từ viết để làm gì và viết cho ai mà quy định nội dung, quy định cách viết, viết cái gì và viết như thế nào? Những nguyên tắc sáng tác này như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm của Người. Dù là ở nước ngoài hay ở trong nước, dù là viết bằng tiếng Việt Nam hay bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, đều là viết khi Người còn trẻ hay đã về già, sáng tác của Người nhất quán trong phong cách, đa dạng về thể loại, có lúc như một ngòi bút phương Tây sắc sảo, điêu luyện và rất Pháp, có lúc thì “giá đặt bên cạnh Đường thi và Tổng thi cũng khó mà phân biệt được”, lại có những tác phẩm mà các bậc đại khoa, các bậc túc nho uyên thâm chữ nghĩa cảm thấy rất thích hợp với mình. Trong khi một số tác phẩm khác thì những người công nhân, những người nông dân kém văn hóa, đọc không những hiểu mà còn rất thích.
Về văn xuôi, từ Vi hành đến Tuyên ngôn Độc lập, từ Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác-Lênin đến Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Người đều viết theo yêu cầu của cách mạng, trong một hoàn cảnh nhất định, nhằm một mục đích cụ thể để kịp thời phục vụ cách mạng.
Để làm sáng tỏ vấn đề hơn ta có thể lấy sáng tác Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác-Lênin làm ví dụ. Nhiều người đã mất thì giờ tranh luận xem sáng tác này là nghị luận chính trị hay hồi kí cũng là do không nắm được quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
Mục đích sáng tác bài văn này đã vượt ra khỏi phạm vi dân tộc mà mang một ý nghĩa quốc tế vô sản rất trọng đại. Bây giờ vào những năm cuối của thập kỉ năm mươi vào lúc cần khẳng định sự đúng đắn tuyệt đối của chủ nghĩa Mác Lênin đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trước sự tấn công của chủ nghĩa tư bản, vấn đề đặt ra là nói như thế nào đây để mọi người và mọi dân tộc dễ dàng hiểu được rằng: chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin mới thực sự giải phóng được cho các dân tộc bị áp bức? Và Người đã chọn giọng kể thành thực cảm động, đôi khi pha chút tự hào dí dỏm bằng những chi tiết chân thực chọn lọc. Chính nhờ đó mà những kỉ niệm tưởng như riêng tư lại mang được ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn là những lí luận dài dòng. Đây là cái thần của văn thơ Hồ Chí Minh. Lý luận dù về những vấn đề phức tạp, cao siêu, lời lẽ của Người vẫn giản dị, dễ cảm, dễ nhớ, vui tươi.
Khi cần, Người không tự bó mình vào trong một thể loại nhất định nào cả, thể loại, chữ nghĩa, câu cú đối với Người chỉ là phương tiện. Đã như vậy thì phương tiện nào tốt nhất thì dùng, không câu nệ, không nhất thiết chỉ là ký hay chỉ là chính luận mà có thể pha cả hai. Mà đã pha cả hai thì đã sao, một khi cả hai chuyên chở tốt nội dung đến người đọc.
Hồ Chủ Tịch có vốn văn hóa rất rộng, Người có thể sử dụng nhiều loại ngoại ngữ, cho nên tùy theo mục đích chính trị cụ thể, tùy theo đối tượng tuyên truyền mà Người đã sử dụng khi là tiếng Việt, khi là tiếng nước ngoài. Chẳng hạn khi ở Pháp, các truyện khi người đã viết bằng tiếng Pháp để tố cáo chủ nghĩa thực dân Pháp, phơi bày bộ mặt của các xứ thuộc địa cho nhân dân Pháp thấy rõ âm mưu và tội ác của chủ nghĩa thực dân. Sự vận dụng các phương tiện nghệ thuật ngôn từ của Người bao giờ cũng linh hoạt.
Trong thơ cũng vậy, có nhiều khi Người phá thể lục bát thì:
Còn non còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay
(Di chúc)
Tứ tuyệt thì:
Advertisements (Quảng cáo)
Non xa xá, nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
(Pác Bó hùng vĩ)
Có biết bao nhiêu câu, chữ có sẵn của Truyện Kiều của Chinh phụ ngâm trong thơ tiếng Việt của Người. Hay cả trong thơ chữ Hán Đường luật, Người cũng không ngại xen vào bạch thoại, tiếng lóng, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng địa phương, tiếng trẻ em khóc. Nhiều khi Người đã mượn thi đề, thi tứ, những câu, những chữ có sẵn từ xưa. Người có ý định làm thơ nghệ thuật đâu!
Về thơ của Người có thể chia làm hai mảng: thơ tuyên truyền cổ động và thơ cảm hứng trữ tình.
Những bài thơ tuyên truyền cổ động viết trước và sau Cách mạng tháng Mười viết cho quảng đại nhân dân để tuyên truyền các chủ trương đường lối cách mạng. Trước cách mạng hơn 85% dân ta còn mù chữ. Sau cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp, chưa phải mọi người đã biết đọc, biết viết. Vậy thì viết sao để “dân hiểu, dân nhớ, dân làm”. Thành thơ thì tốt, không thành thơ cũng chẳng sao, nhưng không ít bài đã thành thơ bởi đó cũng là một phần máu thịt của Người. Xuân Diệu đã khẳng định: “Trong khi viết những bài ca cổ động tuyên truyền, rất nhiều khi Bác đã đạt tới chất thơ”. Bàn về những bài thơ chúc tết, Hoài Thanh cũng viết: “Mục đích của Bác là năm mới kêu gọi nhiệm vụ mới, Bác đã hoàn toàn không có ý định làm thơ”.
Thơ cảm hứng trữ tình của Người, một số rất ít viết bằng tiếng Việt, còn phần lớn viết bằng chữ Hán trong đó có tập thơ nổi tiếng Nhật ký trong tù. Thơ viết bằng chữ Hán thì rõ ràng không phải viết cho quảng đại quần chúng, trừ vài ba bài Người viết để thù tạc với các cụ túc nho, còn nữa Người viết cho... chính Người. Đây là những bài thơ Người không định làm mà có. Trước một cảnh đẹp, trước một tình cảm lớn, Người cầm lòng không đặng nên đã có thơ. Sau một cuộc họp khuya, thuyền về trên sông Đáy, trước cảnh vật tràn đầy ánh trăng và sông nước, Người ngẫu hứng đọc lên bốn câu tứ tuyệt. Ấy là bài thơ Nguyên tiêu, một bài thơ đầy phong vị Đường thi của một hồn thơ cộng sản ra đời. Xuất xứ của bài Báo tiệp cũng là lúc Người bận rộn việc quân. Nhưng kìa ánh trăng, ánh trăng như nhắn nhủ, vẫy gọi. Tâm hồn Người vốn thiết tha với cái đẹp, với ánh trăng, hờ hững sao được. Thôi thì một chút có trăng.
Riêng tập Nhật ký trong tù, Người viết cho Người để mong khuây được nỗi vấi vả về thể xác và nỗi buồn nhớ Tổ quốc khôn nguôi .Tâm hồn ấy, con người ấy ưa thích tứ tuyệt Đường thi là đúng. Nói như Đặng Thai Mai: “Đây là những vần thơ Người lỡ tay đánh rơi vào kho tàng văn học, như một cử chỉ đùa, như một hành động ngẫu nliiên vô tình”. Nhưng thơ cũng là Người. Người làm sao thì thơ làm vậy. Xuyên suốt tâp Nhật ký trong tù là một tâm hồn đại trí, đại nhân, đại dũng đang tỏa sáng giữa đêm đen của nhà tù Tưởng Giới Thạch.
Mỗi lúc bàn về văn thơ Hồ Chí Minh, bất cứ phương diện nào ta cũng gặp lại Bác. Và:
Ta bên Người, Người tỏa súng trong ta
Ta bỗng lớn lên ở Người một chút
(Tố Hữu)