Trang chủ Lớp 12 Ngữ Văn lớp 12 Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của...

Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, Những ý cần đạt...

– Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải. Những ý cần đạt – Vẻ đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của bà Hiền: + Sự tự ý thức và trách nhiệm đối với bản thân. + Đúng mực trong cách đối xử với thời cuộc, xã hội
Những ý cần đạt – Vẻ đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của bà Hiền: + Sự tự ý thức và trách nhiệm đối với bản thân. + Đúng mực trong cách đối xử với thời cuộc, xã hội
+Trong việc quản lí gia đình.
       + Với những giá trị chuẩn mực của cuộc sống.
– Bà Hiền là người tiêu biểu cho người phụ nữ Hà thành nói chung.
Bài văn tham khảo:
          Cũng khám phá con người ở phương diện đời tư như nhiều nhà văn sau 1975 nhưng với Nguyễn Khải khám phá những vẻ đẹp của tâm con hồn người trong đời sống thường nhật chính là một sứ mệnh cao cả mà nhà văn phải thực hiện. Với truyện ngắn Một người Hà Nội, nhà văn đã cho người đọc chiêm ngưỡng những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của nhân vật bà Hiền.
          Vẻ đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của nhân vật bà Hiền trước hết bộc lộ trong sự tự ý thức và trách nhiệm đối với bản thân. Thời trẻ, bà mở salon văn chương nhưng không phải để kiếm anh chồng một mai sẽ thành quan đốc, quan trạng. Đến khi lấy chồng, bà quyết định chọn ông giáo tiểu học hiền lành, chăm chỉ. Khi làm mẹ, bà sáng suốt khi quyết định chấm dứt sinh đẻ vào năm bốn mươi tuổi với sự tính toán kĩ lưỡng: nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được, không phải sống bám vào các anh chị. Suy nghĩ ấy sẽ định hướng cho cách ứng xử đúng đắn với bản thân ở nhân vật.
          Có ý thức trách nhiệm với bản thân nên mọi cách ăn mặc, nói năng ở bà Hiền đều rất chuẩn mực, lịch thiệp, có văn hóa. Bà không thích xưng hô đánh đồng kiểu “đồng chí” thời chiến. Và bất luận thời đại nào có làm con người nhếch nhác thì bà Hiền và gia đình vẫn giữ nếp sống văn hóa: Mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo măng-tô cổ lông, đi giay nhung đính hạt cườm. Lại cái ăn cũng không giống với số đông. Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ,bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định.
          Không chỉ đúng mực trong cách đối xử với bản thân, với thời cuộc, xã hội, bà Hiền luôn có cách suy nghĩ, ứng xử phù hợp.
          Thời chiến tranh, những người con trai của bà tình nguyện ra trận. Bà thẳng thắn thừa nhận: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè”. Nhà văn công tâm không giấu giếm sự đau đớn của bà Hiền. Nó là tâm tư chân thực nhất của bất kì bà mẹ nào có con ra trận. Thái độ bằng lòng của bà xuất phát từ lòng tự trọng, từ ý thức trách nhiệm của một công dân đối với vận mệnh của đất nước, của dân tộc, vậy nên khi người con thứ hai làm đơn ra trận, bà vẫn không ngăn cản. Mọi suy nghĩ của bà Hiền đều rất công bằng: “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì”.
          Khi người con trai thứ hai may mắn đỗ đại học với số điểm cao, được giữ lại trường, bà cẩn trọng phân tích: “Hiện tạ thì nó may hơn anh, nhưng nếu anh nó còn sống thì chưa biết đứa nào may hơn”. Không phải nhân vật của Nguyễn Khải quá hoài nghi cuộc sống. Đơn giản đó là những suy nghĩ thận trọng của con người sống trong xã hội nhiều biến động. Bà Hiền luôn giữ cho mình phong thái chủ động, tỉnh táo đủ để nhận thức và ứng xử phù hợp với thời cuộc.
          Đất nước độc lập, bà Hiền đủ thông minh, nhạy bén để nhận thấy một số tồn tại trong xã hội mới. Bà nhìn thấy sự can thiệp của chính phủ vào đời sống nhân dân, nhận thấy khoảng cách giai cấp chưa được khỏa lấp. Một người phụ nữ lại có thể phân tích cho chồng hiểu một cách đúng đắn, thấu đáo tình thế của mình khi chồng có ý định mua máy in: “Ông sẽ phải thuê thợ chứ gì. Đã có thợ thì tất có chủ, ông muốn làm ông chủ dưới chế độ này à?”. Vẫn có những cán bộ nhà nước lặng lẽ quan sát mọi hành động của gia đình bà nhưng bà không lúng túng, lo sợ bởi bà đã chủ động lựa chọn một thái độ ứng xử đúng mực. Bà còn hài hước khẳng định mình chưa đủ tiêu chuẩn để phải học tập, cải tạo. Chi tiết người vú nuôigắt ầm lên: “Nếu họ không tử tế tôi đã xéo từ lâu rồi không cần anh phải xui” đã minh định cho lối sống hòa hợp của gia đình bà Hiền với xã hội, với thời cuộc.
          Trong việc quản lí gia đình, bà Hiền luôn là nội tướng, chủ động trong mọi công việc. Mọi việc trong gia đình đều do bà Hiền toan liệu và không việc nào phải cân nhắc lại. Không mải vui trong chiến thắng của dân tộc, bà Hiền tự giác nghĩ đến chuyện làm ăn. Câu nói: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?” cho thấy nhân vật là người có trách nhiệm với cuộc sống của mình, nhạy bén, nhanh chóng thích ứng với thời cuộc. Sắc sảo nhận ra những bất cập của thời đại: Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, bà Hiền nhanh nhạy lựa chọn cho gia đình mình công việc phù hợp: bán hoa giấy. Làm hoa giấy không giàu nhưng cũng đủ ăn, lại nhàn nhưng cũng không lo lắng gì. Đây cũng là công việc có phần nhẹ nhàng, thanh nhã phù hợp với mọi người như bà Hiền. Nhưng những khó khăn người phụ nữ này phải đối mặt cũng không ít: “Tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dù họ có đủ tài để không thể sống bám”. Những suy nghĩ đó cho thấy sự sắc sảo nỗi bật ở nhân vật.
          Bảy mươi tuổi, ngày tết đến, bà Hiền vẫn lau đánh một cái bát thủy tiên men đỏ, hai cái đầu rồng gắn nổi bằng đồng, miệng chân cũng đều bằng đồng, thầm tiếc nuối: Dân Hà Nội nhảy tàu lên Lạng Sơn buôn bán đủ thứ mà lại không buôn được vài ngàncủ thủy tiên nhỉ? Ví thử có thủy tiên liệu còn có người biết gọt tỉa thủy tiên. Đó cũng là chính là cách ứng xử hết sứcvăn hóa ở con người luôn biết nhận thức những giá trị chuẩn mực của cuộc sống.
          Những suy nghĩ là cách ứng xử với chính bản thân, với gia đình, với thời cuộc, xã  hội cho thấy một tâm hồn hết sức cao đẹp trong nhân vật . Nó cho thấy sự am hiểu và lòng mến mộ của Nguyễn Khải đối với nhân vật của mình. Và xin được lấy những cảm xúc của nhà văn Nguyễn Khải để thể hiện lòng yêu mến của độc giả dành cho người phụ nữ Hà Nội này: Một người như cô phải chết đi thật tiếc quá, lại một hạt bụi vàngcủa Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng.