Chất A là một amino axit mà phân tử không chứa thêm nhóm chức nào khác. Thí nghiệm cho biết 100 ml dung dịch 0,2M của chất A phản ứng vừa hết với 160 ml dung dịch NaOH 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng này thì được 3,82 g muối khan. Mặt khác, 80 g dung dịch 7,35% của chất A phản ứng vừa hết với 50 ml dung-dịch HC1 0,8M.
a) Xác định công thức phân tử của A.
b) Viết công thức cấu tạo của A biết rằng A có mạch cacbon không phân nhánh và nhóm amino ở vị trí α.
a) Ta có:
n A= 0,2.0,1=0,02 mol ; nNaOH= 0,16.025= 0,04 mol
(NH2)nCxHy(COOH)m + mNaOH → (NH2)nCxHy(COONa)m + mH2O Theo phương trình : 1 mol A tác dụng với m mol NaOH
Theo đầu bài : 0,02 mol A tác dụng với 0,04 mol NaOH
→\(m = {{0,04} \over {0,02}} = 2\)
Số mol muối = số mol A = 0,02 (mol)
→M muối= \({{3,82} \over {0,02}} = 191\)
Từ phân tử khối của (NH2)nCxHy(COONa)2 là 191, có thể suy ra phân tử khối của (NH2)nCxHy(COOH)2 = 191 - 2.23 +2.1 = 147
Advertisements (Quảng cáo)
Số mol A trong 80 g dung dich 7,35% là : \({{80.7,35} \over {100.147}} = 0,04mol\)
Số mol HCl trong 50 ml dung dịch 0,8M là : 0,05.0,8=0,04 (mol)
Cứ 1 mol A tác dụng với n mol HC1
0,04 mol A tác dụng với 0,04 mol HC1
→n=1
M H2NCxHy(COOH)2 =147
=> 12x + y = 147 - 16-2.45 = 41
Vậy x = 3 ; y = 5
Công thức phân tử của A : C5H9O4N.
b) Công thức cấu tạo của A :
HOOC-CH2 -CH2 –CH(NH2)-COOH axit glutamic.