Trang chủ Lớp 12 SBT Lịch sử lớp 12 Bài tập 4 trang 29, 30 SBT Sử 12: Hãy điền nội...

Bài tập 4 trang 29, 30 SBT Sử 12: Hãy điền nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của các nước...

Hãy điền nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu vào bảng sau cho phù hợp.. Bài tập 4 trang 29, 30 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12 – Bài 7. TÂY ÂU

Advertisements (Quảng cáo)

Hãy điền nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu vào bảng sau cho phù hợp.

Giai đoạn

Chính sách đối ngoại

Từ năm 1945 đến năm 1950

Từ thập kỉ 50 đến đầu thập kỉ 70

Từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90

Từ năm 1994 đến năm 2000

Giai đoạn

Chính sách đối ngoại

Từ năm 1945 đến năm 1950

Liên minh chặt chẽ với Mĩ, trở thành đối trọng của khối XHCN Đông Âu mới hình thành.

Từ thập kỉ 50 đến đầu thập kỉ 70

– Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ( Anh, Đức, Ý ), mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại (Pháp,Thụy Điển, Phần Lan ).

–  Chính phủ một số nước ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, ủng hộ Israel chống Ả-rập, CHLB Đức gia nhập NATO (5/1955)…

–  Pháp phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức,  chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và buộc Mỹ rút các căn cứ quân sự… ra khỏi đất Pháp.

–  Pháp, Thụy Điển, Phần Lan đều phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

–  1950 -1973: nhiều thuộc địa tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.

Từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90

– 11/1972: ký Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm quan hệ hai nước hòa dịu; 1989, “Bức tường Berlin” bị xóa bỏ và nước Đức thống nhất (3.10.1990)

–   Ký Định ước Helsinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975).

Từ năm 1994 đến năm 2000

Có sự điều chỉnh  quan trong  trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật  tự hai cực Ianta tan rã:

–  Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mỹ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mỹ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

– Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ La tinh và các nước thuộc Đông Âu.