Tại sao nhiều loài hiện nay ở những vùng rất xa nhau trên Trái Đất lại có cấu tạo rất giống nhau (ví dụ : những loài thú có túi ở châu Mĩ rất giống thú có túi ở châu Đại Dương) ?
Trong lịch sử phát triển của sinh giới, lịch sử phát triển của các loài sinh vật có quan hệ mật thiết với lịch sử biến đổi của bề mặt vỏ Trái Đất. Các bằng chứng khoa học của cổ sinh vật học và các lớp đất đá của vỏ Trái Đất giúp ta giải thích hiện tượng này.
Advertisements (Quảng cáo)
Ví dụ : Hoá thạch các dạng thú có túi tìm thấy ở Bắc Mĩ có cấu tạo tương tự các hoá thạch thú có túi ở nửa cầu Bắc (siêu lục địa Á Âu - Eurasia) còn hoá thạch thú có túi tìm thấy ở Nam Mĩ có cấu tạo tương tự các dạng thú có túi ở châu Đại Dương. Khi các khối lục địa còn nối liền nhau, các loài hình thành và phát triển, phân bố rộng trên khắp đại lục. Khi các khối lục địa tách rời nhau, chúng có sự phân hoá nhưng vẫn còn giữ được nhiều đặc điểm chung.
Ngược lại, khi có điều kiện, các khối lục địa nối liền nhau thì có sự di cư của các loài. Ví dụ : khi núi lửa vùng Panama nối liền Bắc Mĩ với Nam Mĩ thì nhiều loài thú di cư từ Bắc Mĩ xuống Nàm Mĩ, hoặc khi biển rút, eo Bering nối liền Đông Bắc Á với Bắc Mĩ thì có nhiều loài di cư từ châu Á sang Bắc Mĩ.