30. Quan niệm về sự chọn lọc theo hướng phân nhánh đã giải thích một cách thành công về
A. sự hình thành các cơ quan tương đồng.
B. sự hình thành các cơ quan tương tự.
C. sự đa dạng của vật nuôi và cây trồng.
D. sự hình thành loài mới trong điều kiện tự nhiên.
31. Những biến đổi trong quá trình tiến hoá nhỏ xảy ra theo trình tự nào ?
A. Phát sinh đột biến ⟶ sự phát tán đột biến -> chọn lọc các đột biến có lợi ⟶ cách li sinh sảnắ
B. Phát sinh đột biến ⟶ cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc ⟶ phát tán đột biến qua giao phối ⟶ chọn lọc các đột biến có lợi.
C. Phát sinh đột biến ⟶ chọn lọc các đột biến có lợi ⟶ cách li sinh sản ⟶ phát tán đột biến qua giao phối.
D. Phát tán đột biến ⟶ chọn lọc các đột biến có lợi sự phát sinh đột biến ⟶ cách li sinh sản.
32. Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề nào sau đây ?
A. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi.
B. Nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
C. Vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên.
Advertisements (Quảng cáo)
D. Nguồn gốc chung của các loài.
33. Tác nhân nào sau đây không làm thay đổi tần số của các alen trong quần thể giao phối ?
A. Đột biến.
B. Biến động di truyền,
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Các cơ chế cách li.
34. Nhân tố nào hình thành những tổ hợp gen thích nghi với môi trường sống nhất định ?
A. Cách li sinh sản.
B. Chọn lọc tự nhiên,
C. Biến động di truyền.
D. Biến động môi trường.
ĐÁP ÁN