Câu hỏi/bài tập:
Hình tượng Lor-ca đã được nhà thơ khắc họa như thế nào qua các chi tiết về tiếng đàn, các hình ảnh, từ ngữ và biện pháp nghệ thuật? Từ đó, hãy chỉ ra tình cảm, suy nghĩ của Thanh Thảo về nhà thơ Lor-ca
Đọc mục 2.Thực hành (SGK, trang 55-56)
Bằng các từ ngữ chọn lọc, giàu sức gợi hình kết hợp với thủ pháp ẩn dụ, nhân hoá; Thanh Thảo đã lồng ghép và tạo nên Lor-ca một cách gián tiếp thông qua tiếng đàn, và các hình ảnh trong bài thơ:
Advertisements (Quảng cáo)
- “những tiếng đàn bọt nước”. Tiếng đàn ở đây là chỉ sự gắn bó, chỉ nghệ thuật hay chính bản thân của Lor-ca. Như đầu đề đã viết “khi tối chết hãy chôn tôi với cây đàn” đã nói lên tiếng đàn trong câu thơ này có liên quan đến sự ra đi của Lor-ca. Cụm từ “bọt nước” khiến người đọc hình dung ra những quả bóng nước tròn, đẹp lung linh nhưng dễ vỡ. Phải chăng Thanh Thảo đang muốn nói đến số phận mong manh của Lor-ca ư?
- “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”: Biểu tượng cho tinh thần chiến đấu của người anh hùng Lor-ca: đơn độc dũng cảm đấu tranh cho cách tân nghệ thuật và dân chủ.
- “Tiếng ghi-ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh”, “tiếng ghi-ta tròn bọt nước”; “tiếng đàn ghi ta ròng ròng/máu chảy”, “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”, “không ai chôn cất tiếng đàn”: ám chỉ về cái chết của Lor-ca. Dù Lor-ca có chết nhưng nghệ thuật của ông không chết, mà nghệ thuật của ông là thứ nghệ thuật bất tử, tồn tại đến mai sau. Chỉ có điều, hình như Lor-ca đang suy nghĩ cho nền nghệ thuật “hậu Lor-ca” sau này. Cụm từ “không ai chăm sóc tiếng đàn”, “tiếng đàn như cỏ dại mọc hoang” như ám chỉ nền nghệ thuật ấy sẽ thiếu vắng đi người dẫn đường, thiếu vắng đi người định hướng. Dường như không ai thực sự hiểu những suy nghĩ mà người nghệ sĩ thiên tài ấy để lại cho hậu thế.
- “đường chỉ tay” đã đứt tượng trưng cho số mệnh đã hết của Lor-ca.
- “Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi-ta màu bạc”: Hình ảnh Lor-ca vượt qua cái chết, tiếp tục sống mãi trong nghệ thuật