Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Câu hỏi 6 trang 12 SBT Văn 12 Cánh diều: Hãy viết...

Câu hỏi 6 trang 12 SBT Văn 12 Cánh diều: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-20 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về một triết lý nhân sinh được đặt ra trong văn...

Đọc văn bản. Nhận ra được triết lí nhân sinh được đặt ra trong văn bản. Soạn Câu hỏi 6 trang 12 SBT Văn 12 Cánh diều - bài Đàn ghi ta của Lor-ca trang 12 sách bài tập văn 12 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-20 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về một triết lý nhân sinh được đặt ra trong văn bản

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc văn bản. Nhận ra được triết lý nhân sinh được đặt ra trong văn bản.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Triết lý nhân sinh được gợi ra trong văn bản có thể là: sự mong manh, vô thường của cuộc sống; sự bất tử và vĩnh cửu của vẻ đẹp nghệ thuật; “về cái chết thực sự của một nhà cách tân”...

C1: Trong bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” ta bắt gặp hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”. Có lẽ hình ảnh ấy chính là một bài học mà Thanh Thảo muốn gửi đến cho độc giả về sự mong manh, vô thường của cuộc sống. Hình ảnh “bọt nước” gợi cho độc giả liên tưởng về những quả bóng nước tròn, long lanh, đẹp đẽ những mỏng manh, dễ vỡ. Chúng chỉ xuất hiện trong chốc lát rồi vụn vỡ trên không trung. Đó giống như cuộc đời của Lor-ca vậy! Một cuộc đời ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa. Cho đến giây phút Lor-ca ra đi, thì ông cũng vẫn để lại những ý nghĩa sâu sắc cho cuộc sống. Qua cuộc đời của Lor-ca, qua “tiếng đàn bọt nước” và qua cả tác phẩm ta có thể thấy rằng, cuộc sống là vô thường, ngày hôm nay bạn sống rực rõ, nhưng chưa thể nói trước được ngày mai. Chính vì vậy, hãy sống, hãy để lại những dấu ấn của bản thân mình, để lại giá trị cho cuộc đời. “Hãy sống như thể bạn chỉ còn ngày hôm nay để sống”

C2: triết lý về “cái chết thực sự của một nhà cách tân”

“Cái chết thực sự của một nhà cách tân là khi những khát vọng của anh ta không có ai tiếp tục. Nhưng cái chết đau đớn hơn của một nhà cách tân là khi tên tuổi và sự nghiệp của anh ta được đưa lên “bệ thờ” và trở thành bức tường kiên cố cản trở sự đổi mới văn chương của những kẻ đến sau”. Đây chính là ý kiến của nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Phượng về “cái chết thực sự của một nhà cách tân”. Quả thật là như vậy! Qua tác phẩm “Đàn ghi-ta của Lor-ca” ta có thể thấy Lor-ca vẫn luôn sống trong những tác phẩm nghệ thuật, bởi ông là “một nhà cách tân”. Nhưng không vì vậy mà Lor-ca muốn bản thân trở thành “bệ thờ” của thời đại. Cái mà người nghệ sĩ ấy muốn là sự sáng tạo, là sự đổi mới, là sự cách tân chứ ông không muốn “tiếng đàn của mình” trở thành “cỏ mọc hoang”, cũng không muốn tiếng đàn ấy là âm thanh cản trở đi sự sáng tạo của nghệ thuật. Bởi “tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả”, hay nghệ thuật sẽ chết nếu người nghệ sĩ không điểm tô cho nó những gam màu mới, không vẽ ra được thế giới mà nó cần phải phản ánh.

Advertisements (Quảng cáo)