Phản ứng oxi hoá – khử luôn kèm theo sự chuyển electron từ chất khử sang chất oxi hoá. Nếu các quá trình oxi hoá, quá trình khử xảy ra trên hai điện cực và electron được truyền từ chất khử sang chất oxi hoá qua dây dẫn thì năng lượng của phản ứng hoá học sẽ chuyển thành năng lượng điện.
Xét phản ứng oxi hoá – khử:
Phản ứng hoá học trên xảy ra trong hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho Zn tiếp xúc trực tiếp với ion Cu2+ bằng cách nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4 (Hình 15.6), thấy xuất hiện kim loại đồng màu đỏ bám trên bề mặt thanh kẽm.
Thí nghiệm 2: Lắp hệ điện hoá gồm hai điện cực Zn2+/Zn và Cu2+/Cu như Hình 15.7, thấy bóng đèn sáng.
Thực hiện các yêu cầu sau
1. Viết quá trình oxi hoá, quá trình khử trong mỗi thí nghiệm.
2. Trong thí nghiệm nào thì quá trình oxi hoá và quá trình khử cùng xảy ra trên bề mặt của một thanh kim loại.
Advertisements (Quảng cáo)
3. Tại sao trong thí nghiệm 2 bóng đèn lại sáng?
Phản ứng oxi hoá – khử luôn kèm theo sự chuyển electron từ chất khử sang chất oxi hoá. Nếu các quá trình oxi hoá, quá trình khử xảy ra trên hai điện cực và electron được truyền từ chất khử sang chất oxi hoá qua dây dẫn thì năng lượng của phản ứng hoá học sẽ chuyển thành năng lượng điện.
1. Ở hai thí nghiệm trên:
- Quá trình oxi hóa: \({\rm{Zn }} \to {\rm{ Z}}{{\rm{n}}^{{\rm{2 + }}}} + {\rm{2e}}\)
- Quá trình oxi khử: \({\rm{C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}} + {\rm{2e}} \to {\rm{Cu}}\)
2. Trong thí nghiệm nào 1 quá trình oxi hoá và quá trình khử cùng xảy ra trên bề mặt của một thanh kim loại.
3. Khi xảy ra phản ứng oxi hoá – khử, tạo ra sự truyền electron từ chất khử (Zn) sang chất oxi hoá (Cu2+) qua dây dẫn, cầu muối cho phép các ion di chuyển qua, do đó mạch điện đóng, tạo ra dòng điệnnên bóng đèn sáng.