Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Chân trời sáng tạo Trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu...

Trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn (1961-1965)?...

Đọc kĩ phần 2b. Giai đoạn (1961-1965) ( SGK trang 48) Phân tích, đưa ra lời giải Câu hỏi mục 2 b - Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ - cứu nước (1954-1975).

Câu hỏi/bài tập:

Trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn (1961-1965)?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ phần 2b. Giai đoạn (1961-1965) ( SGK trang 48)

- Chỉ ra những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( 1961-1965).

Answer - Lời giải/Đáp án

- Tháng 9 - 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và cách mạng từng miền; vị trí, vai trò của cách mạng từng miền; mối quan hệ giữa cách mạng hai miền Nam - Bắc.

Advertisements (Quảng cáo)

- Miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965). Nhiệm vụ cơ bản là phát triển công nghiệp, nông nghiệp, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, an ninh. Đến năm 1964, miền Bắc đã "tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới”. Miền Bắc là hậu phương lớn, chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Trong những năm 1964 - 1965, số lượng bộ đội bổ sung cho chiến trường miền Nam tăng hơn 2 lần so với 2 năm trước đó.

- Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) - một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ. Thực chất của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” là "dùng người Việt đánh người Việt”, tiến hành dồn dân lập "ấp chiến lược”, sử dụng chiến thuật mới "trực thăng vận”, "thiết xa vận”.

- Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, quân dân miền Nam chiến đấu chống Mỹ và Chính quyền Sài Gòn kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, trên cả 3 vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, đô thị) bằng 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận), giành được nhiều thắng lợi quan trọng.

- Trên mặt trận chính trị, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng dâng cao, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, đội quân tóc dài, học sinh - sinh viên đẩy Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên.

- Trên mặt trận chống bình định, ở nông thôn, phong trào chống phá bình định ngày càng phát triển đã từng bước làm phá sản quốc sách "ấp chiến lược” của Mỹ và Chính quyền Sài Gòn.

- Trên mặt trận quân sự, quân và dân miền Nam giành thắng lợi ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho, tháng 01 - 1963) bước đầu đánh bại chiến thuật "trực thăng vận”, "thiết xa vận”, mở ra khả năng đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Từ đây, phong trào "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” dấy lên khắp miền Nam. Trong những năm 1964 - 1965, quân dân ta giành những thắng lợi ở Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước),... gây cho quân đội Sài Gòn những thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt”.