Trang chủ Lớp 12 SGK Lịch sử 12 - Chân trời sáng tạo Trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu...

Trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn (1969-1973)?...

Đọc kĩ phần 2d. Giai đoạn (1969-1973) ( SGK trang 50) Hướng dẫn giải Câu hỏi mục 2 d - Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ - cứu nước (1954-1975).

Câu hỏi/bài tập:

Trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn (1969-1973)?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ phần 2d. Giai đoạn (1969-1973) ( SGK trang 50)

- Chỉ ra những nét chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( 1969-1973).

Answer - Lời giải/Đáp án

- Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ”, Mỹ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam (1969 - 1973) và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức chiến tranh thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mỹ và do cố vấn Mỹ chỉ huy. Mỹ tăng cường lực lượng cho quân đội Sài Gòn thực hiện chính sách bình định nông thôn ở miền Nam; đồng thời, hỗ trợ quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân sang Cam-pu-chia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971). Năm 1972, Mỹ còn thực hiện thủ đoạn ngoại giao lợi dụng mâu thuẫn Liên Xô - Trung Quốc, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Advertisements (Quảng cáo)

- Quân và dân trên cả hai miền Nam - Bắc chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh” và giành nhiều thắng lợi lớn trên các mặt trận.

Trên mặt trận chính trị, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập (06 - 6 - 1969), là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ; Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp (4 - 1970), biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mỹ.

- Trên mặt trận quân sự, quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với quân và dân Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn sang Cam-pu-chia (1970); phối hợp với quân và dân Lào đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn 719” của 4,5 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, buộc Mỹ và quân đội Sài Gòn rút khỏi Đường 9 - Nam Lào (1971); từ đó, giữ vững hành lang chi viện từ hậu phương miền Bắc cho các chiến trường của ba nước Đông Dương.

- Xuân - Hè 1972, quân và dân miền Nam mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào ba phòng tuyến mạnh nhất của quân đội Sài Gòn ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, giáng đòn nặng nề vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mỹ tuyên bố Mỹ hoá” trở lại (tức thừa nhân sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh”).

- Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế, chi viện miền Nam. Tháng 4 -1972, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Quân dân miền Bắc chủ động, kịp thời đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai.

- Cuối năm 1972, Mỹ tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, trong 12 ngày đêm (từ ngày 18 đến ngày 29 - 12 - 1972) nhằm giành một thắng lợi quân sự quyết định buộc ta kí một hiệp định có lợi cho Mỹ. Quân và dân miền Bắc đã đánh trả không quân Mỹ những đòn đích đáng, đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không bằng B52 của Mỹ; thắng lợi này được coi như trận "Điện Biên Phủ trên không”. Trân "Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi quyết định của ta, buộc Mỹ phải ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

- Trên mặt trận ngoại giao, cuộc đàm phán bốn bên ở Pa-ri từ tháng 01 - 1969 đến đầu năm 1973 đã kết thúc thắng lợi. Ngày 27 - 01 - 1973, Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ki kết, mở ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.