Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Soạn bài Người lái đò sông Đà:

Soạn bài Người lái đò sông Đà:...

Soạn văn lớp 12: Người lái đò sông Đà. – Bờ sông hoang dại …. cổ tích tuổi xưa.. Người lái đò sông Đà

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 1:

   Tác phẩm Người lái đò sông Đà thể hiện sự quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng của nhà văn trên các phương diện sau:

– Tác giả đã miêu tả sông Đà với tất cả những chi tiết rất cụ thể, sinh động và thực tế.

– Tác giả miêu tả từ nhiều góc độ quan sát: từ trên máy bay để thấy sông Đà như một sợi dây thừng.

Câu 2:

    Hình ảnh bờ sông, dựng vách thành…có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một yết hầu, lòng sông như có chỗ nằm gọn giữa hai bờ vách giống như con hang động huyền bí.

– Khung cảnh mênh mông dài hàng cấy số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt mấy năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt. Đây là đoạn nguy hiểm cần người lại đò phải hết sức thận trọng.

– Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu.

– Những âm thanh hết gần rồi lại xa: tiếng nước réo nghe như là oán trách, lúc lại như van xin, khiêu khích, giọng gằn như chế nhạo. Có lúc nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tác giả thật tài tình so sánh với hình ảnh đàn trâu để nổi bật lên sự hùng vĩ của dòng sông, tiếng nước chảy như những tiếng gầm vang cả núi rừng. Sức mạnh hoang dại, vẻ đẹp kì vĩ và sự hung dữ của con sông qua góc nhìn và sự miêu tả tinh tế của Nguyễn Tuân.

–> Ngôn ngữ miêu tả đầy tính tạo hình, biện pháp so sánh, nhân hóa độc đáo.

Câu 3: Một con sông Đà trữ tình.

– Nghệ thuật liên tưởng độc đáo: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình của người thiếu nữ.

– Sông Đà được nhìn qua làn mây, qua ánh nắng với những sắc màu:

   + Xuân: xanh màu xanh ngọc bích.

   + Thu: lừ đừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa.

– Sông Đà gắn bó thân thiết với con người như cố nhân.

– Bờ sông hoang dại, bình lặng như thời tiền sử – hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa – Dòng sông lặng lờ trôi.

–> Sông Đà rất mực trữ tình hiền hoà. Sự tài hoa của ông đã mang đến những áng văn với bức tranh trữ tình đủ để lòng người say đắm, ngất ngây.

Câu 4: Hình ảnh người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo:

– Cuộc chiến thật không cân sức giữa một con người nhỏ bé không hề có phép màu gì kì diệu, không có vũ khí lợi hại trong tay chỉ với chiếc cán chèo trên một con đò đơn độc với một tên hung bạo của núi rừng (dòng sông hiểm trở khó lường), thạch trận đủ 3 lớp trùng vi vây bủa, được trấn giữ bởi những hòn đá ngỗ ngược, hỗn hào và thật nham hiểm, dữ dội…

– Người lái đò với tài năng và trí thông minh của mình vượt thác như cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp khác của trùng vi thạch trận, nắm chặt cái bờm sóng mà vượt qua, mà chinh phục sự hung hãn của dòng sông.

– Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè.

– Người lái đò là người chiến thắng trong trận chiến cam go ấy bằng sự ngoan cường, sung cảm. tài trí, chí quyết tâm và nhất là kinh nghiệm lên thác xuống ghềnh của ông bao nhiêu năm nay, từng khúc từng đoạn sông ông nắm trong lòng bàn tay, ông biết chỗ nào là cửa sinh, chỗ nào là cửa tử và khéo léo xử lý như một nghệ nhân.

Câu 5: Một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân là:

Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, …. với đàn trâu da cháy bùng bùng.

Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền.

Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tính, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc …. nương xuân.

– Bờ sông hoang dại …. cổ tích tuổi xưa.