Câu 1: Nhân vật Mị
- Trước khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra, Mị là một cô gái trẻ đẹp, hiền lành, đã có người yêu, thổi sáo rất giỏi, hiếu thảo với cha mẹ, chăm chỉ và có lòng tự.
- Khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lý:
+ Mị đau khổ khóc đến mấy tháng.
+ Trốn về nhà cha cầm nắm lá ngón trong tay định tự tử nhưng nhìn cha lại không thể làm được đành quay về làm kiếp dâu gạt nợ.
+ Từ đấy mị cứ lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
+ Mị chỉ biết làm những công việc mà quanh năm ngày tháng làm đi làm lại,làm không ngưng nghỉ. Con trâu con ngựa nó còn có lúc đứng gãi chân nhai cỏ chứ đàn bà nhà này thì làm không nghỉ tay.
+ Mị sống trong một căn phòng chỉ có một ô vuông bằng bàn tay để nhìn ra ngoài cũng không thể biết được trời nắng hay mưa chỉ biết thấy mờ mờ trăng trắng.
- Trong đêm tình mùa xuân Mị đã nhớ lại tất cả những kỉ niệm trước đây của mình, khi trước Mị là một cô gái có tài thổi sáo rất hay, Mị đã thả hồn mình vào đêm xuân đó nghe thấy tiếng sao tâm hồn Mị nhưng đang sống lại cái quảng thời gian trước đây của mình, nàng thả hồn mình vào cuộc chơi và quên đi chút hiện tại mình đang sống như thế nào, có thể nói đây là cơ hội để cho nàng hồi sinh và có thể sống một cuộc đời tươi vui trước đây.
- Mị đang chuẩn bị sắm sửa để đi chơi nhưng rồi bị A Sử cấm cho đi chơi hắn cột Mị vào nhà cột cả tóc lên khiến Mị không ngẩng đầu lên được đó là một hành động mất hết nhân tính, Mị vẫn đang du mình trong đêm xuân những tiếng ngựa ngoài kia làm cho Mị tỉn giấc nàng đã trở lại với hiện tại, một hiện tại đau khổ và phải chịu đau thương cả về thể xác lẫn tinh thần.
- Đêm đông trên núi cao: Mị là một cô gái đang sống trong một hiện thực đau khổ. Khi nhìn thấy A Phủ bị trói trong nhà thống lí, Mị đã dửng dung nhưng rồi khi nhìn thấy hai giọt nước mắt ấy mụ đã tỉnh giấc và trỗi dậy một niềm tin lớn đối với chàng, nàng cởi trói cho A Phủ và cả hai người cùng chạy trốn, sống một cuộc sống đúng nghĩa của cách mạng tự do.
Câu 2: Nhân vật A Phủ
Advertisements (Quảng cáo)
- Là chàng trai khỏe mạnh, giỏi giang, con gái trong làng nhiều người mê.
- Vì không chịu được sự bất công cũng như thái độ hống hách, cậy quyền thế của A Sử - con trai thống lý Pá Tra, A Phủ đã đánh A Sử. Tác giả mô tả hàng loạt động tác qua những động từ mạnh, nhịp văn nhanh: chạy vụt ra, vung tay ném con quay, xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo, xé, đánh tới tấp.
=> Hành động mạnh mẽ, quyết liệt ấy đã bộc lộ lòng căm thù kẻ cậy thế hống hách, yêu chuộng công lí và tính cách can trường, bất khuất.
- A Phủ bị bắt, phải vay nhà thống lý một trăm đồng bạc hoa xòe để nộp vạ cho làng và trở thành người ở trừ nợ.Bi kịch xảy ra với anh khi anh đi chăn bò và đã để hổ ăn mất con bò nhà thống lý anh bị bắt và bị trói, số phận của anh nay bắt đầu rơi vào đau thương.
- A Phủ đã có ý định chạy trốn nhưng rồi vẫn bị nhà thống Lý trói chặt hơn, trong đêm tình mùa xuân anh đã gặp Mị người con gái đã cứu anh thoát khỏi nhà thống Lý, do hai dòng nước mắt của anh đã làm thức tỉnh tâm hồn của Mị và từ đó Mị đã cứu A Phủ. Trong truyện có hai nhân vật đó là Mị và A Phủ có số phận thật bất hạnh hai người đều là nạn nhân trong gia đình nhà thống lí, tuy nhiên trong đêm tình mùa xuân và cả trong đêm đông Mị đã thức tỉnh và cứu được A Phủ thoát khỏi nơi đây và sống một cuộc sống hạnh phúc.
- Khi được Mị cắt giúp dây trói cứu thoát, A Phủ đổ ập xuống nhưng anh liền quật sức vùng lên. Sức sống tiềm tàng và lòng khát khao được sống giúp A Phủ chiến thắng nỗi đau thể xác và cả số phận nghiệt ngã để trở thành người tự do.
Câu 3: Thành công nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện thành công. Truyện có kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lí; dẫn dắt những tình tiết đan xen kết hợp một cách khéo léo tạo sức lôi cuốn.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng rất thành công. Mỗi nhân vật được sử dụng bút pháp khác nhau để khắc họa tính cách khác nhau trong khi họ có số phận giống nhau. Tác giả tả ngoại hình, tả tâm lí với dòng kí ức chập chờn, những suy nghĩ thầm lặng để khắc họa nỗi đau khổ và sức sống của Mị, còn A Phủ thì tả ngoại hình, hành động và những mẫu đối thoại ngắn để thấy tính cách giản đơn.
- Ngòi bút tả cảnh rất đặc sắc: cảnh mùa xuân, cảnh trai gái đi chơi ngày Tết, cảnh xử kiện… từ không khí, con người đến phong tục đều mang đậm bản sắc miền núi.
- Ngôn ngữ tạo hình cao, giàu chất điện ảnh. Giọng điệu trần thuật có sự pha trộn giữa giọng người kể với giọng nhân vật nên tạo ra chất trữ tình.