Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 (sách cũ) Soạn văn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 1:

Soạn văn bài Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 1:...

Soạn văn lớp 12: Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 1. Câu 6: Phân tích biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Ôn tập phần văn học lớp 12 kì 1

Câu 1:

Xem lại câu 1, câu 2 bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 2:

Xem lại câu 3 bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 3:

- Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh và mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Người. Xem lại câu 1 bài Tuyên ngôn độc lập Phần 1: Tác giả

Câu 4: Mục đích và đối tượng của bản "Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh?

– Mục đích:

   + Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc VN trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đồng thời còn là một cuộc đấu tranh nhằm bác bỏ lí lẽ của thực dân Pháp xâm lược, của đế quốc Mĩ,…

   + Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc VN.

– Đối tượng:

   + Quốc dân đồng bào.

   + Nhân dân thế giới.

   + Các nước thực dân, đế quốc.

Câu 5:

- Vì sao Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị?

   + Tố Hữu là một thi sĩ – chiến sĩ, một kiểu mẫu nhà văn – chiến sĩ thời đại cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị cơ bản của mỗi giai đoạn cách mạng.

   + Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước từ tình cảm chính trị của bản thân nhà thơ. Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và cuộc sống cách mạng. Những bài thơ hay nhất của ông thường có sự kết hợp cả ba phương diện: lẽ sống cách mạng, niềm vui lớn và ân tình cách mạng.

- Khuynh hướng sử thi & cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu: Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi. Điều đó thể hiện ở những phương diện sau:

   + Thơ Tố Hữu tập trung thể hiện những vấn đề trọng đại, có ý nghĩa sống còn của cả cộng đồng, của cách mạng và dận tộc. Cảm hứng chủ đạo trong thơ TH là cảm hứng lịch sử – dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự, cảm hứng đời tư.

   + Con người trong thơ Tố Hữu chủ yếu được nhìn nhận từ nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp, cho khí phách của cả cộng đồng, của dân tộc. Nhiều nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu mang tầm vóc của lịch sử và thời đại như hình tượng anh giải phóng quân, mẹ Suốt,…

   + Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu, từ buổi đầu đến với cách mạng là cái tôi chiến sĩ, sau đó là cái tôi – công dân mang hình thức cái tôi trữ tình nhập vai. Từ cuối tập Việt Bắc đến Gió Lộng, Ra trận, Máu và hoa, ... cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu chủ yếu là cái tôi nhân danh dân tộc và cách mạng.

- Thơ Tố Hữu cũng rất tiêu biểu cho cảm hứng cách mạng. Đó là cảm hứng lãng mạn cách mạng. Thơ ông tập trung thể hiện vẻ đẹp lí tưởng của con người và cuộc sống mới, thể hiện niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của cách mạng, của đất nước, dẫu hiện tại còn nhiều khó khăn, hi sinh, gian khổ.

Câu 6: Phân tích biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

a. Tính dân tộc trong nội dung của bài thơ Việt Bắc

- Về nội dung biểu hiện, tính dân tộc của tác phẩm văn học bao giờ cũng được bộc lộ trước hết ở việc tác phẩm ấy đề cập tới và thể hiện rõ tính cách của dân tộc, đặc điểm tâm hồn, cốt cách của dân tộc.

   + Đoạn trích đề cập đến một sự kiện lịch sử có tính chất trọng đại của dân tộc.

   + Với bài thơ Việt Bắc, nhất là trong đoạn thơ mở đầu và phần 1, hồn thơ Tố Hữu đã tập trung thể hiện nhiều vẻ đẹp tâm hồn, cốt cách của dân tộc người Việt như: đạo lí uống nước nhớ nguồn, thiết tha gắn bó với nguồn cội, với quá khứ, không bao giờ quên những tình cảm gắn bó, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ.. Bên cạnh đó còn thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, niềm vui sống, yêu đời, tinh thần đoàn kết đồng lòng chung sức kháng chiến...

- Tính dân tộc còn được thể hiện qua việc Tố Hữu đề cập đến những phương diện đời sống sinh hoạt, đời sống học tập, đời sống công tác, đời sống lao động, cũng như cái dáng tảo tần, lam lũ của 1 người mẹ miền núi "địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô".

Advertisements (Quảng cáo)

- Thể hiện thành công những bức tranh đặc trưng cho thiên nhiên dân tộc: có khi là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng "Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương", có khi là kỉ niệm về thiên nhiên hoa với người bên nhau qua 4 mùa độc đáo... Nhưng đặc trưng nhất cho hình ảnh thiên nhiên đất nước VN vẫn là những địa danh: "Nhớ từng rừng nứa bờ tre/ Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy". Mỗi 1 hình ảnh thiên nhiên ở đây như đều mang linh hồn thiên nhiên đất Việt, đều gửi gắm 1 phần linh hồn của dân tộc.

- Hiện thân tiêu biểu nhất, đầy đủ nhất cho tính cách VN, con người VN trong kháng chiến chính là hình ảnh Bác Hồ. Chính vì vậy hình ảnh Bác Hồ cũng như chiến khu Việt Bắc đã trở thành những chuẩn mực, những phẩm chất cao quý thiêng liêng nhất để con người ở mọi nơi hướng về noi theo.

b. Tính dân tộc trong nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc

- Thể thơ dân tộc: Thể thơ lục bát được Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn, uyển chuyển và sáng tạo.

- Hình ảnh dân tộc: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; Nhớ người mẹ nắng cháy lưng...

- Lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu; Mình về mình có nhớ ta...

- Ngôn ngữ dân tộc: Tiêu biểu là cặp đại từ xưng hô ta - mình dùng rất sáng tạo trong bài thơ.

- Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc: khi nhẹ nhàng, thơ mộng, khi đằm thắm, ân tình; khi mạnh mẽ, hùng tráng.

Câu 8:

a. Nét riêng của hình tượng người lính trong mỗi bài thơ?

– Trong bài thơ Tây Tiến:

   + Người lính Tây Tiến phần lớn là học sinh, sinh viên được khắc hoạ chủ yếu bằng bút pháp lãng mạn: Họ hiện ra trong khung cảnh khác thường, kì vĩ, nổi bật những nét độc đáo phi thường.

   + Hình tượng người lính vừa đẹp lãng mạn, vừa đậm chất bi tráng, phảng phất nét truyền thống của người anh hùng.

– Trong bài thơ Đồng Chí:

   + Người lính được khắc hoạ chủ yếu bằng bút pháp hiện thực: hiện ra trong không gian, môi trường quen thuộc, gần gũi, cái chung được làm nổi bật qua những chi tiết chân thực, cụ thể.

   + Người lính xuất thân chủ yếu từ nông dân, gắn bó với nhau bằng tình đồng chí, tình giai cấp. Tình cảm, suy nghĩ, tác phong sống giản dị. Họ vượt qua nhiều khó khăn gain khổ, thực sự là những con người bình thường mà vĩ đại.

b. Nét chung:

– Hình tượng người lính trong hai bài thơ đều là những chiến sĩ sẳn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, xả thân vì Tổ Quốc, xứng đáng là những anh hùng.

– Họ mang những vẻ đẹp của hình tượng người lính trong thơ ca giai đoạn kháng chiến chống pháp và thể hiện cảm hứng ngợi ca của văn học kháng chiến.

Câu 12: Qua truyện ngắn "Chữ người tử tù” & "Người lái đò sông đà": thống nhất & khác biệt trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân?

– Những điểm thống nhất:

   + Có cảm hứng mãnh liệt trước những cảnh tượng độc đáo, tác động vào giác quan nghệ sĩ.

   + Tiếp cận thế giới thiên về phương diện thẩm mĩ, tiếp cận con người thiên về phương diện tài hoa nghệ sĩ.

   + Ngòi bút tài hoa, uyên bác.

– Những điểm khác biệt: Phong cách nghệ thuật của nhà văn có thể biến đổi khi thế giới quan và tư tưởng của nhà văn thay đổi. Chữ người tử tù & Người lái đò sông Đà thể hiện rất rõ sự biến đổi trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:

   + Nếu trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp trong quá khứ "vang bóng một thời", thì trong Người lái đò sông đà, nhà văn đi tìm cái đẹp trong cuộc sống hiện đại.

   + Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ ở tầng lớp những con người đặc tuyển. Còn trong Người lái đò sông đà, ông đi tìm chất tài hoa nghệ sĩ trong đại chúng nhân dân. Caí đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ của ông giờ đây là những thành tích của nhân dân trong lao động.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Soạn văn 12 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)