Trang chủ Lớp 3 SGK Toán 3 - Cánh diều Giải Toán 3 Cánh diều trang 93, 94: Tính giá trị của...

Giải Toán 3 Cánh diều trang 93, 94: Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo)...

Giải bài Tính giá trị của biểu thức số (tiếp theo) trang 93, 94 SGK Toán 3 Cánh diều. Bài 1, 2, 3, 4 trang 94 Toán lớp 3 tập 1 – Chủ đề 2: Nhân, chia các số trong phạm vi 1 000. Đề bài: Một đoàn có 54 học sinh đi học tập trải nghiệm di chuyển bằng 2 xe ô tô nhỏ và 1 xe ô tô to. Biết rằng mỗi xe ô tô nhỏ chở 7 học sinh, số học sinh còn lại đi xe ô tô to.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 1. Tính.

Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.

a) (37 – 18) + 17 = 19 + 17

                            = 36

Giá trị của biểu thức (37 – 18) + 17  là 36

b) 56 – (35 – 16) = 56 – 19

                           = 37

Giá trị của biểu thức 56 – (35 – 16)  là 37

c) (6 + 5) x 8 = 11 x 8

                      = 88

Giá trị của biểu thức (6 + 5) x 8 là 88

d) 36 : (62 – 56) = 36 : 6

                           = 6

Giá trị của biểu thức 36 : (62 – 56)  là 6

Bài 2. Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Cho biểu thức 56 : (45 – 38) x 2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức đó là:

A. Nhân, chia, trừ                  B. Trừ, chia, nhân

C. Trừ , nhân, chia                 D. Chia, trừ, nhân

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước như sau:

56 : (45 – 38) x 2 = 56 : 7 x 2

                             = 8 x 2

Advertisements (Quảng cáo)

                             = 16

Vậy chọn đáp án C.

Bài 3. Một đoàn có 54 học sinh đi học tập trải nghiệm di chuyển bằng 2 xe ô tô nhỏ và 1 xe ô tô to. Biết rằng mỗi xe ô tô nhỏ chở 7 học sinh, số học sinh còn lại đi xe ô tô to.

a) Nêu biểu thức tính số học sinh đi xe ô tô to.

b) Có bao nhiêu học sinh đi xe ô tô to.

Số học sinh đi ô tô to bằng số học sinh của cả đoàn trừ đi số học sinh đi xe ô tô nhỏ.

a) Ta có mỗi xe ô tô nhỏ chở 7 học sinh, nên 2 xe ô tô nhỏ chở 7 x 2 học sinh

Biểu thức tính số học sinh đi xe ô tô to là 54 – 7 x 2

b) Số học sinh đi xe ô tô to là

     54 – 7 x 2 = 40 (học sinh)

Đáp số: a) 54 – 7 x 2

               b) 40 học sinh

Câu 4. Chọn dấu (+, -, x, 🙂 hoặc dấu ngoặc () vào vị trí thích hợp để biểu thức có giá trị đúng:

Điền dấu hoặc dấu () để được biểu thức đúng.

Hoặc

a) 8 : (4 x 2) = 1

    8 : (4 – 2) = 4

b) 8 + 4 : 2 = 10