A Kiến thức cần nhớ
+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
B Bài tập
Bài 1.Tính giá trị của biểu thức:
a) \(205 + 60 + 3\)
\(268 – 68 + 17\)
b) \(462 – 40 + 7\)
\(387 – 7 – 80\)
\(205 + 60 + 3 = 265 + 3 = 268\)
\(268 – 68 + 17 = 200 + 17 = 217\)
\(462 – 40 + 7 = 422 + 7 = 429\)
\(387 – 7 – 80 = 380 - 80 = 300\).
Bài 2.Tính giá trị của biểu thức:
Advertisements (Quảng cáo)
\(15 \times 3 \times 2\)
\(48 : 2 : 6\)
\(8 \times 5 : 2\)
\(81 : 9 \times 7\)
\(15 \times 3 \times 2 = 45 \times 2 = 90\)
\(48 : 2 : 6 = 24 : 6 = 4\)
\(8 \times 5 : 2 = 40 : 2 = 20\)
\(81 : 9 \times 7 = 9 \times 7 = 63\).
Bài 3. Mỗi gói mì cân nặng \(80\) g, mỗi hộp sữa cân nặng \(455\) g. Hỏi \(2\) gói mì và \(1\) hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
\(2\) gói mì cân nặng:
\(80 \times 2 = 160\) (g)
Cả \(2\) gói mì và \(1\) hộp sữa cân nặng :
\(160 + 455 = 615 \) (g).