Trang chủ Lớp 4 Hoạt động trải nghiệm 4 - Chân trời sáng tạo Bản 1 Tuần 33 trang 88, 89, 90 trải nghiệm hướng nghiệp lớp 4...

Tuần 33 trang 88, 89, 90 trải nghiệm hướng nghiệp lớp 4 Chân trời sáng tạo: Lợi ích của sản phẩm (sản phẩm được sử dụng để làm gì? )...

Hướng dẫn cách giải/trả lời tuần 33 trang 88, 89, 90 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 4 Chân trời sáng tạo. Tham gia tiểu phẩm “Việc làm tốt của em”...Lợi ích của sản phẩm (sản phẩm được sử dụng để làm gì?)

Sinh hoạt dưới cờ (SHDC)

1. Tham gia tiểu phẩm “Việc làm tốt của em”.

2. Chia sẻ cảm nhận của em sau khi xem tiểu phẩm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS tham gia tiểu phẩm theo nhóm/lớp và nêu cảm nhận của bản thân.

Answer - Lời giải/Đáp án

2. Cảm nhận của em: Em thấy tiểu phẩm này rất hay và giàu giá trị nhân văn.


Hoạt động 3

1. Chia sẻ kết quả tìm hiểu về nghề truyền thống ở địa phương theo phiếu thu thập thông tin đã thực hiện.

2. Làm sơ đồ tư duy để báo cáo kết quả tìm hiểu về nghề truyền thống ở địa phương.

- Xác định chủ đề và hình thức trình bày sơ đồ tư duy,

- Sắp xếp nội dung vào các nhánh của sơ đồ tư duy.

- Chuẩn bị thuyết trình báo cáo.

3. Trình bày sơ đồ tư duy.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng phiếu thu thập thông tin đã làm ở tuần 32 và vận dụng gợi ý để làm sơ đồ tư duy.

Answer - Lời giải/Đáp án

1.

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

1. Tên nghề: Nghề làm gốm

2. Sản phẩm của nghề: Bình hoa, cốc, chén, đĩa, bát,...

3. Nguyên liệu, dụng cụ,... cẩn có để làm ra sản phẩm: Đất sét, lò nung gốm, bàn xoay làm gốm

4. Cách làm để tạo ra sản phẩm: Làm đất; tạo hình sản phẩm; trang trí hoa văn; tráng men và nung đốt

5. Lợi ích của sản phẩm (sản phẩm được sử dụng để làm gì?): dùng trong sinh hoạt hàng ngày

2. Học sinh tự lập sơ đồ tư duy và trình bày trước lớp


Hoạt động 4

1. Trình bày trong nhóm về kết quả trải nghiệm một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương.

- Giới thiệu tên nghề đã trải nghiệm.

- Công việc cụ thế đã trải nghiệm.

- Cảm nhận của bản thân khi trải nghiệm một số công việc của nghề truyền thống (hứng thú, yêu thích, trân trọng,....

- Những điều học được sau trải nghiệm một số công việc của nghề truyền thống ở địa phương.

Advertisements (Quảng cáo)

Em có thể tham khảo cách báo cáo dưới đây:

2. Chia sẻ về cách giữ an toàn trong lao động khi làm nghề truyền thống.

- Nhớ lại những công việc của nghề truyền thống mà em đã trải nghiệm.

- Trao đổi với bạn cách giữ an toàn trong lao động khi làm nghề truyền thống.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào tranh vẽ và các gợi ý kết hợp vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

1.

Em đã trải nghiệm thử làm thợ gốm. Em đã tự tay làm một chiếc cốc uống nước và em cảm thấy công việc này không hề dễ, tuy nhiên em rất yêu thích và trân trọng công việc này. Sau khi trải nghiệm, em thấy rằng để làm ra một sản phẩm gốm truyền thống cần bàn tay tỉ mỉ, khéo léo, bên cạnh đó còn cần niềm đam mê với công việc này nữa.

2.

Trong quá trình làm việc, người lao động phải tự trang bị đồ bảo hộ; thấy bụi phải đeo khẩu trang; phải đeo găng tay khi làm việc với những đồ vật sắc nhọn. Bên cạnh đó, khi làm việc, người lao động phải tập trung, không được lơ là vì chỉ cần một phút mất cảnh giác thì sẽ dẫn đến nguy cơ mất an toàn lao động.


Sinh hoạt lớp (SHL)

1. Thảo luận về cách sưu tầm sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương.

2. Dự kiến những sản phẩm nghề truyền thống mà em có thể sưu tầm được.

3. Thống nhất với bạn về nghề truyền thống mà em sẽ sưu tầm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Cách sưu tầm: Mua ở cửa hàng lưu niệm hoặc có thể xin những người làm nghề truyền thống.

2. Sản phẩm: Giỏ mây, đồ gốm sứ, tranh đông hồ, đồ thổ cẩm, nón lá,...

3. Học sinh tự thống nhất với các bạn.


Hoạt động ngoài trời (Hoạt độngNT)

Cùng người thân sưu tầm những sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ví dụ:

Advertisements (Quảng cáo)