Đọc bài "Người ăn xin” rồi trả lời các câu hỏi sau:
1. Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?
2. Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào ?
3. Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?
4. Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin ?
5. Đại ý bài "Người ăn xin "?
BÀI LÀM
Advertisements (Quảng cáo)
1. Hình ảnh ông lão ăn xin thật đáng thương: "gìa lọm khọm”, đôi mắt "đỏ dọc đọc và giàn giụa nước mắt”, đôi môi "tái nhợt”, áo quần "tả tơi thảm hại”. Bàn tay ông lão ãn xin "sưng húp, bẩn thỉu”. Lúc gặp cậu bé thì ông lão càng tội nghiệp, đáng thương: "rên rỉ cầu xin cứu giúp”, tay chìa ra đợi chờ "run lẩy bây. Đó là một con người bất hạnh: nghèo khổ, đói khát, già yếu, không chốn nương thân...
2. Gặp người ăn xin, cậu bé không dửng dưng vô tình bỏ đi. Cậu đã lục tìm túi nọ túi kia, nhưng không có tiền, không có đồng hồ. không có cả một chiếc khăn tạy, chẳng có tài sản gì mang theo! Câu bé đã "nắm chặt lấy bàn tay run rẩy” của người ăn xin. Cậu bé đã lễ phép nói với ông lão một cách chân tình, chân thật:
-"Ông đừng giận cháu! cháu không có gì để cho ông cả”.
Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ cậu bé giàu tình thương người, xót thương và đồng cảm với cảnh ngộ người ăn xin.
3. Tuy cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Theo em nghĩ và em hiểu là cậu bé đã cho ông lão sự đồng cảm thương xót, sự san sẻ khổ đau.
4. Theo em, cậu bé đã nhân được lời cảm ơn của ông lão ăn xin, sâu xa hơn là nhận được bài học nhân hậu qua lời nói của ông lão ãn xin, coi tình người, tình thương người còn có giá trị hơn mọi thứ vật chất, của cải khác.
5. Đại ý:Bài văn đã thể hiện và ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu đáng quý, biết đồng cảm, thương xót với nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ.