Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt lớp 4 Đọc bài thơ “ Sáu mươi tuổi ” của Hồ Chí Minh...

Đọc bài thơ “ Sáu mươi tuổi ” của Hồ Chí Minh rồi trả lời các câu hỏi sau, Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống và hoạt...

Kể chuyện – Tập làm văn lớp 4 – Đọc bài thơ “ Sáu mươi tuổi ” của Hồ Chí Minh rồi trả lời các câu hỏi sau. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống và hoạt động tại chiến khu Việt Bắc.

Advertisements (Quảng cáo)

SÁU MƯƠI TUỔI

                                         Hồ Chí Minh

Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán,

So với ông Bành vẫn thiếu niên.

Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe,

Trần mà như thế kém gì tiên.

                                            1950

-Đọc bài thơ “ Sáu mươi tuổi ” của Hồ Chí Minh rồi trả lời các câu hỏi sau

1.Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào ?

2. Theo Bác thì 60 tuổi là già hay trẻ? Vì sao ?

3. Đối với Bác thì sống như thế nào là hạnh phúc?

4. Bài thơ thể hiện phẩm chất gì của Bác Hồ?

BÀI LÀM 

1. Hoàn cảnh sáng tác bài “Sáu mươi tuổi”:

Advertisements (Quảng cáo)

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống và hoạt động tại chiến khu Việt Bắc. Điều kiện sống và làm việc lúc bấy giờ rất gian khổ và căng thẳng. Vào dịp Bác tròn 60 tuổi (19.5.1950), Bác viết bài thơ “Sáu mươi tuổi” bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

2. Theo Bác Hồ thì 60 tuổi là tuổi thiếu niên, là trẻ. Bác đã so sánh với ông Bành Tổ trong truyền thuyết sống đến 800 năm để khẳng định rằng 60 tuổi là “còn xuân”. Một ý thơ rất hóm hỉnh và yêu đời:

“Sáu mươi tuổi vần c òn xuân chán.

So với ông Bành vẫn thiếu niên”.

3. Đối với Bác, sống hạnh phúc là “ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe”. Người trần mà được như thế thì chẳng kém gì tiên. Bác đã dựa vào câu tục ngữ này để nói về cuộc sống hạnh phúc:

“Ăn được, ngủ được là tiên,

Không ăn, không ngủ mất tiền thêm lo”.

Bác đã thêm vào một ý mới là “làm việc khỏe”:

“Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe,

Trần mà như thế kém gì tiên”.

Bài thơ thể hiện phẩm chất lạc quan yêu đời, sống tích cực, sống hăng say của Bác Hồ trong kháng chiến gian khổ.