Câu 1. Cô chị nói dối ba để đi đâu ?
Câu 2. Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận ?
Câu 3. Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối ?
Câu 4. Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ ?
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 1. Có chị xin phép ba đi học nhóm.
Câu 2. Mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận vì cô thương ba và biết mình sai, đã phụ lòng tin của ba nhưng đã nói dối quá nhiều lần nên đã quen, thấy ân hận nhưng vẫn tặc lưỡi.
Câu 3. Để chị mình thôi nói dối, cô em bắt chước chị, cũng nói dối ba là đi tập văn nghệ, rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, làm bộ như không thấy chị. Chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ lại vào rạp chiếu bóng thì tức giận bỏ về. Bị chị mắng, em thủng thẳng đáp là em đi tập văn nghệ. Khiến cô chị càng tức giận hỏi: Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? E giả bộ ngây thơ hỏi: Hả, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà, Cô chị sững sờ vì đã bị lộ.
Câu 4. Cách làm cô em đã giúp được chị tỉnh ngộ vì cô em đã làm hệt như chị, nói dối hệt như chị khiến chị thấy ra lỗi của mình, biết mình đã là gương xấu cho em. Ba rõ mọi chuyện buồn rầu khuyên hai chị em ráng bảo ban nhau. Chính vẻ buồn rầu của ba đã khiến chị tỉnh ngộ. Nội dung: Câu chuyện khuyên mọi người không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người đối với mình.