Câu hỏi trang 21 Mở đầu
Để tạo hương vị cho bánh kẹo như bánh phở-lăng (flan), người ta thường thêm ca-ra-men. Dù được nấu từ đường có màu trắng và vị ngọt nhưng ca-ra-men lại có màu nâu, vị đắng và ngọt dịu. Vậy biến đổi nào đã xảy ra?
Để tạo hương vị cho bánh kẹo như bánh phở-lăng (flan), người ta thường thêm ca-ra-men.
Dù được nấu từ đường có màu trắng và vị ngọt nhưng ca-ra-men lại có màu nâu, vị đắng và ngọt dịu. Ca-ra-men Vậy biến đổi hóa học đã xảy ra.
Câu hỏi trang 21 Câu hỏi 1
Quan sát hình 2 và nhận xét về màu sắc, hình dạng mẫu giấy trước và sau khi đốt. Từ đó, hãy cho biết có sự biến đổi nào đã xảy ra.
Quan sát hình 2
Màu sắc chuyển từ trắng thành đen và hình dạng không còn như van đầu nữa.
Câu hỏi trang 21 Câu hỏi 2
Nhận xét sự biến đổi màu của đường dưới tác dụng của nhiệt
Quan sát hình 3
Sau khi đun thì đường chuyển sang màu nâu.
Câu hỏi trang 21 Câu hỏi 3
Cho biết hiện tượng xảy ra, nếu tiếp tục đun.
Quan sát hình 3
Nếu tiếp tục đun đường sẽ chuyển sang màu đen và có mùi khét và nếu thử có vị đắng
Câu hỏi trang 22 Câu hỏi 1
Quan sát hình 4 và cho biết biến đổi nào đã xảy ra. Vì sao?
Quan sát hình 4
Than củi biến đổi từ màu đen sang màu xám. Vì dưới tác động của nhiệt biến đổi hóa học xảy ra khiến cho Than củi biến đổi từ màu đen sang màu xám.
Câu hỏi trang 22 Câu hỏi 2
Quan sát hình 5, cho biết trường hợp nào là biến đổi hoá học và giải thích.
Quan sát hình 5
Biến đổi hóa học: a, e.
- Thay đổi màu sắc: a
- Thay đổi trạng thái, hình dạng: e.
Câu hỏi trang 23 Câu hỏi 1
Quan sát hình 6, đọc thông tin và cho biết: Sự thay đổi của đinh sắt sau khi bị gỉ.
Quan sát hình 6.
Advertisements (Quảng cáo)
Lúc này, trên bề mặt định sẽ xuất hiện một lớp gỉ màu nâu đỏ.
Câu hỏi trang 23 Câu hỏi 2
Quan sát hình 6, đọc thông tin và cho biết: Biến đổi nào đã diễn ra đối với đinh sắt? Giải thích.
Quan sát hình 6
Đinh sắt bị gì nặng, sẽ dễ bị gãy và không sử dụng được nữa. Đinh sắt bị gỉ do phản ứng hóa học giữa sắt, oxy trong không khí và nước, làm cho bề mặt của đinh bị ăn mòn và xuất hiện lớp gỉ màu nâu đỏ.
Câu hỏi trang 23 Câu hỏi 3
Nêu ví dụ mà em biết về biến đổi hoá học của chất trong đời sống hằng ngày.
Nêu ví dụ mà em quan sát được.
Ví dụ: Lên men trong sản xuất bia và rượu; Quả táo, chuối, hoặc lê khi bị cắt hoặc bỏ đậu, sẽ bắt đầu oxy hóa với không khí, làm thay đổi màu sắc và hình dạng; Kem tan; Sô-cô-la;…
Câu hỏi trang 24 Câu hỏi 1
Quan sát hình 8 và cho biết biến đổi nào đã xảy ra khi đun đường (hình 8a) thành ca-ra-men (hình 8b). Giải thích.
Quan sát hình 8
Biến đổi màu sắc từ trắng thành nâu và từ chất rắn thành chất lỏng nguyên nhân của sự biến đổi này là do phản ứng hóa học khi đường gặp nhiệt độ cao.
Câu hỏi trang 24 Câu hỏi 2
Quan sát hình 9 và cho biết cửa sắt bị biến đổi hóa học như thế nào.
Quan sát hình 9
Cửa sắt bị gỉ do phản ứng hóa học giữa sắt, oxy trong không khí và nước, làm cho bề mặt của đinh bị ăn mòn và xuất hiện lớp gỉ màu nâu đỏ.
Câu hỏi trang 24 Câu hỏi 3
Qua quan sát thực tế, hãy cho biết người ta thường làm gì để ngăn ngừa sự biến đổi hoá học của các vật làm bằng sắt.
Qua quan sát thực tế.
Người ta thường sơn hoặc bôi dầu mỡ lên đinh sắt để chống gỉ.
Câu hỏi trang 24 Câu hỏi 4
Giải thích được sự biến đổi màu của hàng rào sắt.
Dựa vào sự biến đổi của chất.
Sự biến đổi màu là do sắt bị oxy hóa thành chất khác.
Câu hỏi trang 24 Câu hỏi 5
Giải thích được vì sao khi sơ ý để bị cháy, thức ăn sẽ có màu đen và mùi khét.
Dựa vào sự biến đổi của chất.
Sự biến đổi màu và mùi là do thức ăn bị tác dụng nhiệt làm biến chất.