Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 108 SGK Toán 5 Bình Minh
< , > , =?
- Trong hai phân số có cùng mẫu số, phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn.
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đã cho rồi so sánh hai phân số mới có cùng mẫu số.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 108 SGK Toán 5 Bình Minh
Chọn giá trị đúng cho mỗi biểu thức
a) \(\frac{3}{4} + \frac{2}{9}\)
b) \(\frac{{11}}{5} - \frac{3}{2}\)
c) \(\frac{1}{3} + \frac{4}{5} - \frac{6}{7}\)
Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đã quy đồng.
a) \(\frac{3}{4} + \frac{2}{9} = \frac{{27}}{{36}} + \frac{8}{{36}} = \frac{{35}}{{36}}\)
b) \(\frac{{11}}{5} - \frac{3}{2} = \frac{{22}}{{10}} - \frac{{15}}{{10}} = \frac{7}{{10}}\)
c) \(\frac{1}{3} + \frac{4}{5} - \frac{6}{7} = \frac{{35}}{{105}} + \frac{{84}}{{105}} - \frac{{90}}{{105}} = \frac{{29}}{{105}}\)
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 108 SGK Toán 5 Bình Minh
a) \(\frac{8}{{11}} + \frac{5}{6} \times \frac{3}{{10}}\)
b) \(\frac{{15}}{8} - \frac{6}{9}:\frac{7}{{18}}\)
Thứ tự thực hiện phép tính:
- Nếu biểu thức gồm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép toán nhân, chia trước sau đó mới đến phép toán cộng, trừ.
a) \(\frac{8}{{11}} + \frac{5}{6} \times \frac{3}{{10}} = \frac{8}{{11}} + \frac{1}{4} = \frac{{32}}{{44}} + \frac{{11}}{{44}} = \frac{{43}}{{44}}\)
b) \(\frac{{15}}{8} - \frac{6}{9}:\frac{7}{{18}} = \frac{{15}}{8} - \frac{6}{9} \times \frac{{18}}{7} = \frac{{15}}{8} - \frac{{12}}{7} = \frac{{105}}{{56}} - \frac{{96}}{{56}} = \frac{9}{{56}}\)
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 108 SGK Toán 5 Bình Minh
a) Viết các phân số thập phân sau thành hỗn số: $\frac{{32}}{{10}};\frac{{409}}{{100}};\frac{{1237}}{{1000}}$
Advertisements (Quảng cáo)
b) Viết các hỗn số sau thành phân số thập phân: $5\frac{6}{{10}};7\frac{{94}}{{100}}$
a) Cách chuyển phân số thập phân thành hỗn số:
- Lấy tử số chia cho mẫu số.
- Thương tìm được là phần nguyên; viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia.
b) Cách chuyển hỗn số thành phân số:
- Tử số của phân số mới bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.
- Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.
a)
- Ta có: 32 : 10 = 3 (dư 2)
$\frac{{32}}{{10}} = 3\frac{2}{{10}}$
- Ta có: 409 : 100 = 4 (dư 9)
$\frac{{409}}{{100}} = 4\frac{9}{{100}}$
- Ta có: 1237 : 1000 = 1 (dư 237)
$\frac{{1237}}{{1000}} = 1\frac{{237}}{{1000}}$
b)
$5\frac{6}{{10}} = \frac{{5 \times 10 + 6}}{{10}} = \frac{{56}}{{10}}$
$7\frac{{94}}{{100}} = \frac{{7 \times 100 + 94}}{{100}} = \frac{{794}}{{100}}$
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 108 SGK Toán 5 Bình Minh
Trong kho của nhà máy sản xuất hàng điện tử có $\frac{1}{3}$ số sản phẩm là rô-bốt lau nhà, $\frac{2}{5}$ số sản phẩm là rô-bốt bán hàng. Số sản phẩm còn lại là rô-bốt chuyển hàng.
a) Số sản phẩm rô-bốt chuyển hàng bằng bao nhiêu phần số sản phẩm trong kho hàng?
b) Số sản phẩm rô-bốt loại nào nhiều nhất?
a) Số sản phẩm rô-bốt chuyển hàng = 1 – (số sản phẩm là rô-bốt lau nhà – số sản phẩm là rô-bốt bán hàng)
b) Quy đồng các phân số sau đó so sánh.
Bài giải
a) Số sản phẩm rô-bốt chuyển hàng bằng số phần số sản phẩm trong kho hàng là:
$1 - \left( {\frac{1}{3} + \frac{2}{5}} \right) = \frac{4}{{15}}$(phần)
b) Ta có: $\frac{1}{3} = \frac{{1 \times 5}}{{3 \times 5}} = \frac{5}{{15}}$; $\frac{2}{5} = \frac{{2 \times 3}}{{5 \times 3}} = \frac{6}{{15}}$
Vì $\frac{6}{{15}} > \frac{5}{{15}} > \frac{4}{{15}}$
Nên số sản phẩm rô-bốt loại bán hàng nhiều nhất.