Thực hành Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 69 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Cách đặt tính nào sai?
a) \(\begin{array}{l} + \begin{array}{*{20}{c}}{1{\rm{ }}7,5}\\{\underline {8,6{\rm{ }}1} }\end{array}\\{\rm{ }}\end{array}\)
b) \(\begin{array}{l} + \begin{array}{*{20}{c}}{17,5}\\{\underline {{\rm{ }}8,61} }\end{array}\\{\rm{ }}\end{array}\)
c) \(\begin{array}{l}{\rm{ + }}\begin{array}{*{20}{c}}{{\rm{ }}4,2}\\{\underline {{\rm{ 79 }}} }\end{array}\\{\rm{ }}\end{array}\)
d) \(\begin{array}{l} + \begin{array}{*{20}{c}}{4,2}\\{\underline {{\rm{ }}7{\rm{ }}9{\rm{ }}} }\end{array}\\{\rm{ }}\end{array}\)
Muốn cộng hai số thập phân, ta làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng như cộng hai số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
Các câu đặt tính sai là: a; d.
Thực hành Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 69 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Đặt tính rồi tính.
a) 51,4 + 23,7
b) 51,3 + 2,68
c) 0,657 + 14,81
d) 36 + 2,94
Muốn cộng hai số thập phân, ta làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng như cộng các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
Luyện tập Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 69 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Tính rồi so sánh giá trị của các biểu thức.
a) 67,3 + 0,14 và 0,14 + 67,3
Nhận xét: Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán.
a + b = b + a
b) (3,8 + 4,7) + 2,3 và 3,8 + (4,7 +2,3)
Nhận xét: Phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp.
(a + b) + c = a + (b + c)
*Muốn cộng hai số thập phân, ta làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng như cộng các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
*So sánh giá trị của các biểu thức
a) Ta có: 67,3 + 0,14 = 67,44
0,14 + 67,3 = 67,44
Vậy 67,3 + 0,14 = 0,14 + 67,3
b) Ta có: (3,8 + 4,7) + 2,3 = 8,5 + 2,3 = 10,8
3,8 + (4,7 +2,3) = 3,8 + 7,0 = 10,8
Vậy (3,8 + 4,7) + 2,3 = 3,8 + (4,7 +2,3)
Advertisements (Quảng cáo)
Luyện tập Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 69 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 52,7 + 21,9 + 34,3
b) 0,4 + 0,8 + 0,2 + 0,6
c) 4,82 + 1,18 + 5,67
d) 3,1 + 4,3 + 6,9 + 5,7
Áp dụng tính chất: (a + b) + c = a + (b + c)
a) 52,7 + 21,9 + 34,3
= (52,7 + 34,3) + 21,9
= 87 + 21,9
= 108,9
b) 0,4 + 0,8 + 0,2 + 0,6
= (0,4 + 0,6) + (0,8 + 0,2)
= 1 + 1
= 2
c) 4,82 + 1,18 + 5,67
= (4,82 + 1,18) + 5,67
= 6 + 5,67
= 11,67
d) 3,1 + 4, 3 + 6,9 + 5,7
= (3,1 + 6,9) + (4,3 + 5,7)
= 10 + 10
= 20
Luyện tập Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 69 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Năm 2020, sản lượng xoài của nước ta khoảng 894,8 nghìn tấn. Năm 2021, sản lượng xoài tăng 104,8 nghìn tấn so với năm 2020. Hỏi cả hai năm, sản lượng xoài của nước ta khoảng bao nhiêu nghìn tấn?
Bước 1: Tìm sản lượng xoài của năm 2021 = sản lượng xoài của năm 2020 + sản lượng xoài tăng
Bước 2: Sản lượng xoài của nước ta ở cả hai năm = sản lượng xoài của năm 2020 + sản lượng xoài của năm 2021
Năm 2021, sản lượng xoài của nước ta là:
894,8 + 104,8 = 999,6 (nghìn tấn)
Cả hai năm, sản lượng xoài của nước ta là:
894,8 + 999,6 = 1894,4 ( nghìn tấn )
Đáp số: 1894,4 nghìn tấn
Vui học
Trả lời câu hỏi Vui học trang 69 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Trong hình bên, ba trái xoài cát có khối lượng lần lượt là 0,62 kg; 0,7 kg; 0,78 kg. Con gà cân nặng 2 kg. Em hãy giúp các bạn nhỏ trả lời câu hỏi.
Bước 1: Tìm tổng số cân nặng của ba trái xoài
Bước 2. So sánh cân nặng của trái xoài và con gà
Bước 3. Kết luận
Ba trái xoài nặng số ki-lô-gam là:
0,62 + 0,7 + 0,78 = 2,1 (kg)
Vì 2,1 > 2, nên ba trái xoài nặng hơn con gà.