Thực hành Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 70 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Đặt tính rồi tính:
a) 5,64 – 1,47
b) 26,713 – 4,805
c) 3,081 – 2,56
d) 9 – 4,5
Muốn trừ hai số thập phân, ta làm như sau:
- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Trừ như trừ các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của bị trừ và số trừ.
Thực hành Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 71 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
1 – 0,75 = ?
a) Tìm kết quả của phép trừ trên bằng cách dựa vào hình bên.
b) Tìm kết quả của phép trừ trên bằng cách đặt tính rồi tính.
a) Coi 1 = 1,00 ; Hình bên có 100 ô vuông, đã tô màu 75 ô vuông.
b) Coi 1 = 1,00 sau đó đặt tính rồi tính bình thường.
a) Hình bên có 100 ô vuông, đã tô màu 75 ô vuông.
Còn lại: 100 – 75 = 25 (ô vuông)
Hay: 1,00 – 0,75 = 0,25
b)
Luyện tập Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 71 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Số?
Dựa vào tìm thành phần chưa biết của phép trừ.
Luyện tập Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 71 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
a) Tính rồi so sánh giá trị của các biểu thức.
1 – 0,31 – 0,19 và 1 – (0,31 + 0,19)
b) Số?
3,6 – 0,7 – 0,3
= 3,6 – (0,7 + .?.)
= 3,6 – .?.
= .?.
4,67 – (1,27 + 2,4)
= 4,67 – 1,27 - .?.
= .?. – .?.
= .?.
a) Tính giá trị các biểu thức rồi so sánh
b) Áp dụng tính chất vừa tìm được ở câu a): a – b – c = a – (b + c)
a) 1 – 0,31 – 0,19
= 0,69 – 0,19
= 0,5
1 – (0,31 + 0,19)
= 1 – 0,5
= 0,5
Vậy 1 – 0,31 – 0,19 = 1 – (0,31 + 0,19)
Ta có tính chất: a – b – c = a – (b + c)
b)
Advertisements (Quảng cáo)
3,6 – 0,7 – 0,3
= 3,6 – (0,7 + 0,3)
= 3,6 – 1
= 2,6
4,67 – (1,27 + 2,4)
= 4,67 – 1,27 – 2,4
= 3,4 – 2,4
= 1
Luyện tập Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 71 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Tính.
a) 2,3 + 2,7 – 1,8
b) 7,65 - 2,05 + 3,4
c) 18,9 – 4,5 - 4,4
Câu a), b) Trong biểu thức có chứa phép cộng và phép trừ, ta thực hiện lần lượt từ trái qua phải.
Câu c) Áp dụng tính chất vừa tìm được ở Bài 2: a – b – c = a – (b + c)
a) 2,3 + 2,7 – 1,8
= 5 – 1,8
= 3,2
b) 7,65 – 2,05 + 3,4
= 5,6 + 3,4
= 9
c) 18,9 – 4,5 – 4,4
= 18,9 – (4,5 + 4,4)
= 18,9 – 8,9
= 10
Luyện tập Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 71 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Một cửa hàng có 16 tạ gạo. Buổi sáng, cửa hàng bán được 2,25 tạ gạo; buổi chiều bán được 1,25 tạ gạo. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu tạ gạo?
Bước 1: Tìm số tạ gạo bán được trong buổi sáng và buổi chiều = số tạ gạo bán trong buổi sáng + số tạ gạo bán trong buổi chiều
Bước 2: Số tạ gạo còn lại = Số tạ gạo ban đầu – số tạ gạo bán được trong buổi sáng và buổi chiều
Tóm tắt
Có: 16 tạ gạo
Buổi sáng bán: 2,25 tạ gạo
Buổi chiều bán: 1,25 tạ gạo
Còn lại: ? tạ gạo.
Bài giải
Cả 2 buổi cửa hàng bán được số tạ gạo là:
2,25 + 1,25 = 3,5 (tạ)
Cửa hàng còn lại số tạ gạo là:
16 – 3,5 = 12,5 (tạ)
Đáp số: 12,5 tạ gạo.
Đất nước em
Trả lời câu hỏi Đất nước em trang 71 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
a) Năng suất lúa trung bình của cả nước năm 2021 đạt 6,06 tấn trên mỗi héc-ta, tăng 0,18 tấn trên mỗi héc-ta so với năm 2020.
Năng suất lúa trung bình của cả nước năm 2020 là bao nhiêu tấn trên mỗi héc-ta?
b) Năm 2021, tỉnh An Giang đã đạt được năng suất lúa trung bình là 6,63 tấn trên mỗi héc-ta.
Năm 2021, năng suất lúa trung bình của tỉnh An Giang cao hơn năng suất lúa trung bình của cả nước là bao nhiêu tấn trên mỗi héc-ta?
a) Tìm năng suất lúa trung bình của cả nước năm 2020 = Năng suất lúa trung bình của cả nước năm 2021 – 0,18
b) Tìm năng suất lúa trung bình của tỉnh An Giang cao hơn năng suất lúa trung bình của cả nước năm 2021 = năng suất lúa trung bình của tỉnh An Giang năm 2021 - năng suất lúa trung bình của cả nước năm 2021
a) Năng suất lúa trung bình của cả nước năm 2020 là:
6,06 – 0,18 = 5,88 (tấn trên mỗi héc-ta)
b) Năm 2021, năng suất lúa trung bình của tỉnh An Giang cao hơn năng suất lúa trung bình của cả nước số tấn trên mỗi héc-ta là:
6,63 – 6,06 = 0,57 (tấn trên mỗi héc-ta)
Đáp số: a) 5,88 tấn trên mỗi héc-ta
b) 0,57 tấn trên mỗi héc-ta