Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 72 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Chọn kết quả thích hợp với mỗi tổng.
Thực hiện phép tính ở cột bên trái sau đó nối với ô thích hợp ở cột bên phải.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 69 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Đặt tính rồi tính:
a) 782,6 + 51,34
b) 9,084 – 3,65
c) 7 – 0,17
* Muốn cộng hai số thập phân, ta làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng như cộng hai số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
* Muốn trừ hai số thập phân, ta làm như sau:
- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Trừ như trừ các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của bị trừ và số trừ.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 69 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Tính bằng cách thuận tiện.
a) 95,4 + 0,16 + 4,6
b) 3,82 + 1,88 + 2,18 + 2,12
Nhóm các số sao cho thích hợp.
a) 95,4 + 0,16 + 4,6
= (95,4 + 4,6) + 0,16
= 100 + 0,16
= 100,16
b) 3,82 + 1,88 + 2,18 + 2,12
= (3,82 + 2,18) + (1,88 + 2,12)
= 6 + 4
= 10
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 69 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Chọn ba trong năm số 1,7; 2,3; 2,7; 4,3; 6 để khi thay vào .?. thì ta được các phép tính đúng.
Ghép các số thành các phép tính sau đó chọn số thích hợp.
Ta được các phép tính đúng là:
1,7 + 4,3 = 6 và 6 – 4,3 = 1,7
hoặc 4,3 + 1,7 = 6 và 6 – 1,7 = 4,3
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 69 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Số?
a) 4,65 + .?. = 6,37
Advertisements (Quảng cáo)
b) .?. – 54,8 = 2,1
c) 17,2 - .?. = 9,4
a) Muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
b) Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
c) Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
a) 4,65 + .?. = 6,37
? = 6,37 – 4,65 = 1,72
Vậy số thích hợp điền vào chỗ trống là 1,72.
b) .?. – 54,8 = 2,1
? = 2,1 + 54,8 = 56,9
Vậy số thích hợp điền vào chỗ trống là 56,9.
c) 17,2 – .?. = 9,4
? = 17,2 – 9,4 = 7,8
Vậy số thích hợp điền vào chỗ trống là 7,8.
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 69 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Tìm số thứ bảy trong mỗi dãy số sau.
a) 0,25; 0,5; 0,75; 1; 1,25; ...
b) 0,1; 0,2; 0,4; 0,7; 1,1; ...
Tìm ra quy luật của dãy số sau đó tìm số cần tìm.
a) Ta có : 0,5 – 0,25 = 0,25; 0,75 – 0,5 = 0,25
Quy luật: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng liền trước nó cộng với 0,25.
- Số hạng thứ sáu là: 1,25 + 0,25 = 1,5
- Số hạng thứ bảy là: 1,5 + 0,25 = 1,75
Vậy số hạng thứ 7 trong dãy số là: 1,75
b) Ta có :
0,2 – 0,1 = 0,1 = 0,1 x (2 – 1)
0,4 – 0,2 = 0,2 = 2 x 0,1 = 0,1 x (3 – 1)
0,7 – 0,4 = 0,3 = 3 x 0,1 = 0,1 x (4 – 1)
1,1 – 0,7 = 0,4 = 4 x 0,1 = 0,1 x (5 – 1)
Quy luật: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng liền trước nó cộng với tích của 0,1 nhân với hiệu số chỉ thứ tự của số hạng đó trừ đi 1.
- Số hạng thứ sáu là: 1,1 + (6 – 1) x 0,1 = 1,6
- Số hạng thứ bảy là: 1,6 + (7 – 1) x 0,1 = 2,2
Vậy số hạng thứ 7 trong dãy số là: 2,2
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 69 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo
Giải bài toán theo tóm tắt dưới đây.
- Từ sơ đồ ta thấy: số kg gà vàng = số kg gà nâu – 0,25
- Số kg gà đen = số kg gà vàng + 0,5
- Số kg cả 3 loại gà = số kg gà nâu + số kg gà vàng + số kg gà đen
Bài giải
Gà vàng nặng số kg là:
1,75 – 0,25 = 1,5 (kg)
Gà đen nặng số kg là:
1,5 + 0,5 = 2 (kg)
Cả ba con gà nặng tất cả số kg là:
1,75 + 1,5 + 2 = 5,25 (kg)
Đáp số: 5,25 kg.