Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa.
Hoa Ki có nền công nghiệp đứng đầu thế giới, với đầy đủ các ngành chủ yếu, tập trung cao trong các công ty xuyên quốc gia. Công nghiệp chế biến chiếm 80% sản lượng của toàn ngành công nghiệp.
Vào cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì phát triển mạnh các ngành truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, dệt, thực phẩm...; tập trung ờ phía nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương.
Trong một thời gian dài, sản xuất công nghiệp ớ Hoa Kì có những biến động lớn. Sau những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp (1970-1973, 1980-1982), vành đai các ngành công nghiệp truyền thông bị sa sút dần và phải thay đổi công nghệ để có thể tiếp tục phát triển. Trong khi đó. các ngành công nghiệp gắn với công nghệ kỹ thuật cao như sản xuất máy móc tự động, điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp hàng không vũ trụ được phát triển rất nhanh ớ phía nam và duyên hải Thái Binh Dương, làm xuất hiện "Vành đai Mặt Trời”.
Các ngành công nghiệp quan trọng của Ca-na-đa là khai thác khoáng sản, luyện kim, lọc dầu, chế tạo xe lửa, hoá chất, công nghiệp gỗ, bột giấy và giấy, công nghiệp thực phẩm ; chủ yếu phân bố ở phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.
Các ngành công nghiệp quan trọng của Mê-hi-cô là khai thác dầu khí và quặng kim loại màu, hoá dầu, chế biến thực phẩm...; tập trung ở thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti và các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.