Tình hình chính trị cuối thời Ngô
Năm 944, Ngô Quyền mất. Hai con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ, không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương.
Một viên quan là Dương Tam Kha đã tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương. Ngô Xương Ngập bỏ trốn.
Các phe phái nổi lên khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng không ổn định.
Năm 950, Ngô Xương Văn được sự ủng hộ của các tướng lĩnh đã lật đổ được Dương Tam Kha, giành lại ngôi vua. Xương Văn mời anh về cùng nhau trông coi việc nước. Song, do mâu thuẫn nội bộ, uy tín nhà Ngô giảm sút.
Advertisements (Quảng cáo)
Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn. Lúc đó, đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau, sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân”, đó là :
1. Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội ngày nay)
2. Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (Phú Thọ ngày nay)
3. Kiều Thuận giữ Hồi Hồ (Cẩm Khê - Phú Thọ ngày nay)
4. Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc ngày nay)
5. Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Du (Bắc Ninh ngày nay)
6. Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì - Hà Nội ngày nay)
7. Lý Khuê giữ Siêu Loại (Thuận Thành - Bắc Ninh ngày nay)
8. Lữ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang - Hưng Yên ngày nay)
9. Phạm Bạch HỔ giữ Đằng Châu (Kim Động - Hưng Yên ngày nay)
10. Đỗ cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (Quốc Oai - Hà Nội ngày nay)
11. Trần Lãm giữ Bô’ Hải Khẩu (thành phố Thái Bình ngày nay)
12. Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hoá ngày nay)