1: Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao?
Một số bài ca dao mà trong đó người nông dân thời xưa thường ra hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
- Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn.
- Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo dưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Sở dĩ người nông dân hay mượn hình ảnh con cò để nói về mình, vì:
- Con cò thường kiếm ăn nơi đồng ruộng, cho nên hình ảnh con cò thường gần gũi với người nông dân.
- Con cò cũng chịu khó, vất vả lặn lội kiếm sông. Nó có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất của người nông dân.
2: Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung nào khác?
Cuộc đời vất vả, lận đận của cò
Cuộc đời con cò quá khó nhọc, lao đao. Một mình phải lận đận giữa miền nước non, “lên thác xuống ghềnh” gặp biết bao khó khăn trắc trở. Trớ trêu thay, cuộc sống lại nhiều ngang trái “bể đầy”, “ao cạn” để rồi tấm thân nhỏ bé kia ngày thêm gầy gò, dù có cần cù chắt chiu thế nào đi nữa vẫn không kiêm đủ sống nổi. Số kiếp con cò sao mà gieo neo, cay đắng đáng thương!
Con cò trong bài ca dao là biểu tượng chân xác và xúc động cho hình ảnh và cuộc đời người nông dân trong xã hội cũ. Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung phản kháng, tố cáo chế độ phong kiến trước đây. Đó là một xã hội đầy ngang trái, áp bức bóc lột mà thân phận người dân thì thật là nhỏ bé, cơ cực.
Advertisements (Quảng cáo)
3: Em hiếu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2?
Nội dung bài 2 là lời của người lao động tỏ sự đồng cảm đối với những người cùng khổ. ‘Thương thay” là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa.
Từ “thương thay” được lặp lại bốn lần tạo cho nó sắc thái ý nghĩa sau:
- Mỗi lần lặp lại là một nỗi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ, trong đó, cũng là lời than vãn cho thân phận mình. Mỗi Lần lặp lại “thương thay” dường như nỗi xót thương ấy thêm thấm sáu lận tấm lòng.
- Sự lặp lại từ này nhiều lần còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn - Nỗi xót cho tất cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều oan ức.
4. Phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2
Trong ca dao, tác giả dân gian thường mượn hình ảnh các con vật như một phương tiện để than thở về mình. Qua đó, cũng cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của người lao động đối với các giống vật, vì cuộc đời của họ có khác gì cuộc sống của các giống vật.
Quanh năm suốt tháng người lao động luôn cơ cực nhưng luôn bị bòn rút sức lực chẳng khác chi con tằm phải nằm nhả tơ cho thiên hạ nhờ. Vì thế, suốt đời họ dù phải cần cù chăm chỉ như con kiến đi tìm mồi mà vẫn thiếu ăn. Cho nên, dù người nông dân có cô’ gắng như con hạc “lánh đường mây” nhưng cuộc sông vẫn cứ phiêu bạt, lận đận và vô vọng. Những oan trái trên, với thân phận thấp cổ bé họng, người lao động trong xả hội cũ “Dẫu kêu ra máu có người nào nghe”, không có một lẽ công bằng nào soi tỏ cho họ.
Tất cả những nỗi thương thân và than thân đó được gửi gắm qua những hình ảnh ẩn dụ thật tài tình, cộng với lối thơ lục bát mượt mà. ngọt ngào khiến ta thấm được nỗi khổ nhiều bề của cha ông ta ngày trước và đã làm nhức nhối lòng ta mãi đến giờ.
5: Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì, và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?
Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:
- Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
- Thân em như giếng giữa đàng,
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.
- Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Những bài ca dao thuộc chủ đề than thân, mở đầu bằng cụm từ“Thân em...” thường nói về thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xặ hội phong kiến. Nỗi khổ lớn nhất là số phận bị phụ thuộc, không được quyền tự quyết định.
Những bài ca dao trên thường giống nhau về mặt nghệ thuật: đều mở đầu bằng cụm từ “Thân em” đều dùng biện pháp so sánh để miêu tả thân phận và nỗi khổ của người phụ nữ.
6: Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đây em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?
Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến”Thân em như trái bần trôi”. Trong ca dao Nam Bộ, hình ảnh trái bần cũng như mù u, sầu riêng thường gợi đến cuộc đời nghèo khổ, buồn đau, đắng cay. Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung bằng các chi tiết “gió dập”,”sóng dồi” "biết tấp vào đâu”. Các chi tiết ấy gợi lên cuộc đời người phụ nữ quá nhỏ bé, số phận họ thật là lênh đênh, chìm nổi trong sự mông mênh của xã hội xưa. Họ không mảy may có một quyền tự quyết nào về chính bần thân mình cả. Người phụ nữ là hiện thân của nỗi đau khổ ngày xưa.