Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 (sách cũ) Soạn bài: Từ đồng nghĩa trang 113 SGK Văn 7 – Văn...

Soạn bài: Từ đồng nghĩa trang 113 SGK Văn 7 - Văn 7...

Từ đồng nghĩa - Soạn bài: Từ đồng nghĩa trang 113 SGK Ngữ Văn 7. Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA 

Gợi ý trả lời câu hỏi:  

1. rọi: chiều

trông: nhìn, ngẩm, ngó, dòm, liếc...

2. trông

a) coi sóc giữ gìn cho yên ổn: chăm nom, trông coi, chăm sóc, coi sóc...

b) mong: mong, hi vọng, trông mong...

Ghi nhớ: Từ đồng nghĩa là những từ có ý nghĩa giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.      

CÁC LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA 

Gợi ý trả lời câu hỏi:

1. Nghĩa của quả và trái giống nhau

Advertisements (Quảng cáo)

2.  Hai từ “bỏ mạng” và "hi sinh” giống nhau ở chỗ đều có nghĩa là “chết” nhưng khác nhau ở chỗ bỏ mạng có nghĩa là “chết vô ích” (mang sắc thái khinh bỉ, coi thường), còn hi sinh là “chết vì nghĩa vụ lí tưởng, cao cả” (mang sắc thái kính trọng). Cũng cần phân biệt “thiệt mạng” cũng là chết nhưng là “chết vì tai nạn”.

Ghi nhớ: Từ đồng nghĩa có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau).

SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA

Gợi ý trả lời câu hỏi:

Thử thay các từ đồng nghĩa quảtrái, bỏ mạnghi sinh trong các ví dụ ở mục II cho nhau.

Ta thấy: quả và trái có thể thay cho nhau nhưng bỏ mạnghi sinh không thể thay cho nhau được.

Nhận xét: Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay cho nhau nhưng từ đồng nghĩa không hoàn toàn không thể thay cho nhau được.

2. Ở bài 7, đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay vì dùng từ chia li mới phù hợp, từ chia tay mới quá không phù hợp với thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

Ghi nhớ: Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

    

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây: