Trang chủ Lớp 7 Ngữ văn lớp 7 (sách cũ) Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư trang 109 SGK Văn 9...

Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư trang 109 SGK Văn 9 - Văn lớp 7...

Xa ngắm thác núi Lư - Lí Bạch - Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư trang 109 SGK Ngữ văn 9. Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai, xác định vị trí ngắm thác nước của tác giả. Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?

1: Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai, xác định vị trí ngắm thác nước của tác giả. Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?

thơ: Vọng Lư sơn bộc bố, vọng là nhìn từ xa là xa ngắm. Câu 2: Dao khan bộc bố quải tiền xuyên: xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước. Từ hai chi tiết trên để xác định điểm nhìn của tác giả đối với toàn cảnh. Nhà thơ đứng ngắm thác từ phía xa và ở một vị trí thấp hơn nhiều so với chiều cao của thác. Thác núi Lư từ trên cao ba nghìn thước đổ xuống nên phải có điểm nhìn xa như thế mới thu được toàn cảnh. Trước mắt ông, :hác treo (quải) lên như dòng sông dựng ngược. Nét đặc sắc ở đây là mượn độ dài để tả độ cao và tĩnh hóa cái động. Câu thơ dịch: “Xa trông dòng thác trước sông này” đã đánh mất nhãn tự quải (treo) khiến câu thơ bị hiểu sai lạc đi thật là đáng tiếc.

2: Câu thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào? Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?

Câu 1: Nhật chiếu Hương Lô sinh tứ yên: Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía tả hình dáng ngọn núi Hương Lô, cái phông nền của dòng thác. Nhà thơ phác ra được cái hình lẫn cái thần của ngọn núi, những cái đã khiến dân gian đặt tên cho nó là Hương Lô (lò hương). Trước Lí Bạch trên ba trăm năm, nhà sư Tuệ Viễn (334 - 417) đã từng tả: Khí bao trùm trên đỉnh Hương Lô mịt mù như hương khói. Cái mới mẻ đặc sắc mà Lí Bạch đem đến cho vẻ đẹp Hương Lô là chọn thời điểm để miêu tả: núi Hương Lô lộ ra dưới ánh sáng mặt trời khi mà cảnh vật tràn đầy sinh khí và biến ảo. Tuy hơi khói đã có từ trước, nói đúng hơn là luôn luôn có, là tồn tại thường xuyên, nhưng động từ “sinh” mà Lí Bạch dùng ở đây đã khiến ánh sáng mặt trời xuất hiện như một chủ thể khiến cho muôn loài mọi vật sinh sôi nảy nở và sông động hơn lên.

Chính vì vậy, từ động từ sinh, người dịch đã chuyển đổi ra động từ bay làm cho mối quan hệ nhân quả giữa hai vế: Nhật chiếu Hương Lô/tử yên bị xóa đi, và sự biến hóa vì-vậy đã bị xua tan.

3: Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp.
Câu 2: Dao khan bộc bố quải tiền xuyên (Xa trông dòng thác trước sông này). Từ quải (treo) là từ quan trọng nhất trong câu không được dịch thơ khiến câu thơ dịch đã kém sinh động. Câu này không chỉ làm rõ ý của đề mà còn cho thấy ấn tượng ban sơ của tac giả đối với thác nước. Từ quải biến động thành tĩnh. Vì ngắm từ xa, thác nước trên cao đổ ầm ầm xuống trông như một dải lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông. Hai câu thơ 1 và 2 đẹp như một bức tranh tráng lệ kì vĩ: đỉnh núi mịt mù một màu khói tía, dưới chân núi là đòng sông tuôn chảy và khoảng giữa là thác treo cao như một dải lụa trắng.

Đến câu 3: Phi lưu trực há tam thiên xích (Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước). Câu thơ từ tĩnh chuyển sang động: phi lưa (chảy như bay) gợi người đọc mường tượng một thế núi cao. Trực há (thẳng xuống) mường tượng ra một sườn núi dốc đứng. Tam thiên xích (ba nghìn thước) con số ước lệ, khoa trương nhưng đọc lên vẫn thấy chân thực lạ thường.

Cuối cùng là câu: Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên (Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây) là sự kết hợp tài tình giữa thực và ảo làm nên cảm giác bay bổng diệu kì của nhà thơ. Nghi thị (Ngỡ là) ở đây biết rõ sự vật không phải là như vậy nhưng nhà thơ vẫn tin và thuyết phục người đọc tin là như vậy. Đó chính là sức mạnh kì lạ của thơ ca. 

Advertisements (Quảng cáo)

4: Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?
Qua việc sử dụng từ ngữ cũng như qua đặc điểm các hình ảnh trong bài thơ, chúng ta có thể thấy ở tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lí Bạch: một tình cảm bao  la, cảm xúc sâu lắng phát xuất từ tình yêu thiên nhiên say đắm mãnh liệt của nhà thơ. Dưới ngòi bút của thi tiên, hình ảnh thác núi Lư đẹp đẽ kì vĩ và tráng lệ sinh động lạ thường. Hình ảnh thác núi Lưu như “dải Ngân Hà tuột khỏi mây” làm cho người đọc liên tưởng đến các hình ảnh “sông Hoàng chảy vỡ núi Côn Lôn” (bài Công Vô Độ hà), “sông Hoàng sợi tơ từ trời xuống” (bài Tây Nhạc Vân Đài ca tống Đan Khâu)... đủ thấy tâm hồn Lí Bạch lãng mạn và bay bổng đến dường nào, biểu lộ ước vọng khao khát mạnh mẽ về lẽ sống của ông.

5: về hai cách hiểu câu thứ hai (cách hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiếu trong chú thích) em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?

Về hai cách hiểu câu thứ hai:

- Ở bản dịch nghĩa: Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước.

- Ở chú thích: “Đứng trông dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt”.

Nghĩa là dòng sông phía trước phải chỉ vị trí nơi thác đổ xuống mà là hình ảnh dùng để so sánh với dòng thác nhìn từ xa.

Cách hiểu thứ hai bay bổng hơn, lãng mạn hơn nên được nhiều người thích hơn.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)