Trang chủ Lớp 7 SBT Ngữ văn lớp 7 (sách cũ) Bài Ôn tập văn biểu cảm SBT Văn 7 tập 1 trang...

Bài Ôn tập văn biểu cảm SBT Văn 7 tập 1 trang 122: Hãy nói (viết) những câu biểu cảm...

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 122 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Hãy nói (viết) những câu biểu cảm với các dấu hiệu : lời hô, lời mời gọi, giục giã, lời than...

. Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm SBT Ngữ Văn 7 tập 1 - Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm

 Bài tập

1. Miêu tả là tái hiện các đặc điểm, tính chất của cảnh vật, sự vật, con người để người khác hình dung được. Miêu tả thường sử dụng tính từ, ẩn dụ, so sánh.

  - Biểu cảm là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết. Biểu cảm trực tiếp thường dùng lời than (ôi, chao ôi, hỡi ơi...), lời gọi (bác ơi, lão Hạc ơi, mẹ ơi...), lời giục giã, lời mời (hãy, xin cứ, mời bạn...) hoặc tự thổ lộ (tôi mong sao.. thương biết mầy.. tôi thèm được thăm lại...). Biểu cảm gián tiếp thường dùng ẩn dụ, miêu tả, nhưng trọng tâm không phải ở miêu tả mà ở biểu cảm.

   Hãy nhận rõ các đặc điểm ấy qua các câu, đoạn văn sau, tìm các câu văn biểu cảm theo cảm nhận của em.

  a) Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt

(Thép Mới)

  b) Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre...

  (Thép Mới)

  c) Que kẹo mầm tuổi thơ... Mẹ ơi... Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa.

(Băng Sơn)

  d) Mấy hôm nọ, trời mưa Iớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược [...].

(Tô Hoài)

  e) (Hải đường) rộ lên hàng trăm đoắ Ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc.

(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

2.  Hãy nói (viết) những câu biểu cảm với các dấu hiệu : lời hô, lời mời gọi, giục giã, lời than...

3. Tự sự là giới thiệu, kể, xác định người, sự việc và diễn biến của chúng.

  -  Biểu cảm thường là lời trữ tình vút lên trong tự sự với những dấu hiệu như đã nói ở bài tập 1.

   Hãy cho biết trong các ví dụ sau đây, câu nào là tự sự, câu nào là biểu cảm.

  a) Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc con con ấy. Tôi cũng ngồi lặng lẽ. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. [...] Ôi những quyển sách rất nâng niu ! [...] Không ! Lão Hạc ơi ! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu ?

(Nam Cao)

Advertisements (Quảng cáo)

  b) - Bây giờ em đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi đấy. Vậy em còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không ?

Và khi xuống đến chân cầu thang, cô nói to với tôi :

-  Đừng quên cô nhé !

Ôi ! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được !

(Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

  c) Hàm răng trên của u tôi hểnh khuyết ba lỗ đã mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giờ ? U tôi đã già đi lúc nào ? Tôi thực không hay !

(Tô Hoài)

  d) Châu cha, hôm nào đất nước yên hàn, tôi nghĩ rằng mình phải có những chuyến tàu bay trực thăng tốc hành đi thẳng từ mũi Cà Mau ra mũi Lũng Cú.

(Theo Nguyễn Tuân)

4.  Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự (vừa khác biệt, vừa gắn kết với nhau trong bài văn).


Gợi ý làm bài

1. Hãy đọc kĩ để nhận ra dấu hiệu biểu cảm trong các câu b, c, e. Câu a chỉ là câu trần thuật, và câu d chỉ là câu miêu tả, không phải biểu cảm.

2. HS tập viết những câu có các từ : ôi, chao ôi, hãy, xin, ơi...

  Ví dụ:

- Ôi một mùa xuân mưa phùn lất phất như làn sương mỏng phủ trên muôn vật đã đến rồi, thức tỉnh những nụ mầm còn say ngủ. Mưa xuân thấm ướt ruộng đồng, cây cối, khiến mọi tâm hồn trở nên mát dịu.

- Mưa ơi, hãy to nữa lên cho ruộng đồng được thoả cơn khát cho sông hồ nước đầy, cho các hồ thủy điện tích trữ đủ nước. Mưa có biết khô hạn lâu quá rồi, đồng ruộng nứt nẻ hết những luống mạ vàng hoe, những đồng ngô không có hạt. Ta mong mưa biết chừng nào !

- Mẹ ơi cầu mong mẹ ở nơi xa xôi hãy cho con niềm tin và sức mạnh, cho con nghị lực đế vượt qua khó khăn của mùa thi này. Cứ nghĩ đến mẹ là con lại thấy ấm ấp và bớt cô đơn.

3. Trong các ví dụ đã cho, đều có sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm. Em hãy chỉ ra đâu là câu tự sự, đâu là câu biểu cảm.

4. Tự sự, miêu tả và biểu cảm có quan hệ gắn bó với nhau rất mật thiết. Tự sự kể lại các sự kiện gây xúc động lòng người, sau đoạn tự sự thường xuất hiện câu biểu cảm. Tự sự lúc đó là cơ sở khêu gợi dòng cảm xúc.

   Miêu tả là sự tái hiện trạng thái, tính chất của cảnh vật bằng các chi tiết. Cảnh vật được miêu tả qua lăng kính cảm xúc của con người, do vậy miêu tả cảnh vật là cách biểu hiện cảm xúc của con người.

   Vì thế, tự sự và miêu tả thường gắn bó mật thiết với biểu cảm.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Ngữ văn lớp 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)