Bài tập
Phần I : Trắc nghiệm
1. Tác phẩm trữ tình là :
A. Những văn bản viết bằng thơ
B. Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động
C. Thơ và tuỳ bút
D. Những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả
2. Trong những nhận xét sau, nhận xét nào không chính xác ?
A. Ca dao dân ca là tác phẩm trữ tình.
B. Tất cả những bài ca dao dân ca đều được sáng tác bằng thể thơ lục bát.
C. Ngôn ngữ ca dao sinh động, gợi cảm.
D. Ca dao có nhiều cách biểu hiện tình cảm phong phú.
3. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm theo thể :
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Tứ tuyệt
D. Thất ngôn bát cú
4. Văn bản nào sau đây thể hiện nội dung : Tình yêu tha thiết với quê hương thể hiện qua nỗi nhớ mùa xuân của người con xa quê.
A. Sài Gòn tôi yêu
B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
C. Mùa xuân của tôi
D. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
5. Trong những từ sau đây, từ nào trái nghĩa với từ sâu :
A. Thăm thẳm C. Nông
B. Mênh mông D. Cạn
6. Những văn bản nào sau đây sử dụng phép điệp :
A. Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê, Sau phút chia li
B. Bài ca Côn Sơn, Sau phút chia li, Cảnh khuya
C. Phò giá về kinh, Sau phút chia li, Bài ca Côn Sơn
D. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, cảnh khuya, Sài Gòn tôi yêu
7. Trong câu “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên” (Nguyên tiêu, Hồ Chí Minh), từ nguyên có nghĩa là :
A. Đầu, bắt đầu C. Đồng bằng
B. Lớn D. Nguồn nước
8. Thành ngữ nào sau đây có nội dung phù hợp với tình cảnh của hai bạn nhỏ trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê :
A. Sảy đàn tan nghé C. Xa mặt cách lòng
B. Sa chân lỡ bước D. Cả ba đáp án trên
9. Chọn đáp án thích hợp nhất để hoàn thành câu dưới đây :
Bài thơ “Rằm tháng giêng’’ thể hiện :
A. Những trăn trở của Bác trước tình hình cách mạng khó khăn
B. Tâm hồn nghệ sĩ và niềm lạc quan cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
C. Cảnh thiên nhiên Việt Bắc đầy thơ mộng
D. Ý chí chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng
10. Trong câu “Sáng nay, Nam nhặt được bao nhiêu là châu chấu”, đại từ bao nhiêu dùng để :
A. Trỏ số lượng C. Hỏi về số lượng
B. Hỏi về người, vật D. Hỏi về hoạt động, tính chất
11. Từ đào trong câu ca dao sau có nghĩa gì ?
Cái cò lặn lội bờ ao
Advertisements (Quảng cáo)
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
A. Màu hồng (hoa đào) C. Khơi, vét (đào mương)
B. Sóng lớn, sóng to (ba đào) D. Giáo dục, bồi dưỡng (đào tạo)
12. Chữ tử nào sau đây không có nghĩa là “con” ?
A. Thiên tử C. Bất tử
B. Phụ tử D. Hoàng tử
13. Trong câu sau, thành ngữ được in nghiêng giữ vai trò gì ? “Nghe xong câu ấy, tôi thấy như mở cờ trong bụng!”
A. Chủ ngữ C. Bổ ngữ
B. Vị ngữ D. Định ngữ
14. Những từ đồng nghĩa trong đoạn thơ sau là :
Ông mất năm nao, ngày độc lập
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao
Bà về năm đói, làng treo lưới
Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...
(Tố Hữu)
A. Năm, ngày C. Mất, về
B. Ông, bà D. Động, bắn
15. Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy toàn bộ ?
A. Đăm đắm C. Xanh xanh
B. Khang khác D. Khấp khểnh
Phần II: Tự luận
Lập dàn ý cho đề văn số 3 (SGK, trang 191).
Gợi ý làm bài
Phần I: Trắc nghiêm
2 |
4 |
5 |
7 |
8 |
10 |
12 |
13 |
15 |
B |
c |
c |
A |
A |
A |
c |
c |
D |
Phần II: Tự luận
Đề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ (văn biểu cảm) về một kỉ niệm vui, buồn trong thời ấu thơ hoặc về một đồ chơi thuở nhỏ. Các nội dung này đều có trong hai bài văn nhật dụng đã học. Từ hai văn bản này, nhân các việc vui buồn diễn ra trong hai câu chuyện mà phát biểu về các kỉ niệm của chính bản thân mình. Chẳng hạn nhân việc chia đồ chơi của hai em bé trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê mà phát biểu về món đồ chơi của mình thuở nhỏ. Hoặc từ văn bản Cổng trường mở ra nhớ về một kỉ niệm trong ngày khai trường lần nào đó của mình...