Trang chủ Lớp 7 SBT Sinh lớp 7 Bài tập tự luận 1,2,3,4 trang 98 SBT Sinh 7: Bài 1....

Bài tập tự luận 1,2,3,4 trang 98 SBT Sinh 7: Bài 1. Phân biệt kiểu bay lượn và kiểu bay vỗ cánh ở...

Bài 1. Phân biệt kiểu bay lượn và kiểu bay vỗ cánh ở chim.

Advertisements (Quảng cáo)

. Bài tập tự luận 1,2,3,4 trang 98 SBT Sinh học 7 – B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang 98

Bài 1. Phân biệt kiểu bay lượn và kiểu bay vỗ cánh ở chim.

Kiểu bay vỗ cánh

Kiểu bay lượn

Đập cánh liên tục

–    Cánh đập chậm rãi, không liên tục

–    Cánh dang rộng mà không đập

Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh

Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của khồng khí và sự thay đổi của luồng gió

Bài 2. Lập bảng so sánh hệ tiêu hoá của chim với thằn lằn.

Đặc điểm Thằn lằn Chim
Khác nhau

– Cơ quan bắt, giữ mồi là lưỡi, miệng.

– Miệng không có mỏ
– Thực quản là ống thẳng, ngắn không có diều
– Dạ dày không có sự phân chia riêng biệt giữa phần tuyến và phần cơ

– Miệng có mỏ bằng chất sừng làm nhiệm vụ gắp, lấy mồi        

– Thực quản dài, trên thực quẳn có chỗ phình to gọi là diều là nơi tạm chứa thức ăn, diều tiết dịch làm mềm thức ăn (hạt) rồi chuyển vào dạ dày   

– Dạ dày chia thành 2 phần : dạ dày tuyến giáp với thực quản có các tế bào tiết dịch vị, dạ dày cơ phía dưới gồm những sợi cơ phát triển mạnh, to cứng, khoẻ có thể nghiền nát các loại hạt một cách dễ dàng (gọi là mề) sau đó chuyển vào ruột non ; đổ vào đầu ruột non là các ống dẫn mật do gan tiết ra và các ống dẫn tuỵ, gần cuối ruột già có 2 mẩu ruột tịt trước khi đổ vào huyệt  

– Không có đoạn ruột thẳng

Giống nhau – Ống tiêu hoá có các phần như nhau : miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và tận cùng là lỗ huyột
– Các tuyến tiêu hoá giống nhau như tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột

Bài 3.

Điểm so sánh

Thằn lằn

Chim

Khác nhau

–    Hai phế quản ngấn hơn

–    Phế quản không phân thành những ống nhỏ

–    Hai phế quản dài hơn

–    Phế quản phân thành nhiều ống khí nhỏ nối với nhau thành một mạng ống khí

–    Không có những túi khí riêng

–    Không khí từ ngoài vào được trao đổi một lần

–    Có các túi khí riêng giúp không khí qua phổi dễ dàng khi chim bay

–    Không khí từ ngoài vào được trao đổi hai lần gọi là hiện tượng trao đổi khí kép

Giống nhau

–    Hô hấp hoàn toàn bằng phổi

–    Phổi đã hình thành nhiều vách ngăn nhằm làm tăng diện tích trao đổi khí

–    Đường hô hấp dẫn không khí gồm mũi, khí quản, phế quản

–    Động tác hô hấp được thực hiện có liên quan đến sự thay đổi thể tích của lổng ngực do các cơ liên sườn co, duỗi

Bài 4. Hãy điền các thông tin phù hợp vào các ô trống tron2, bảng sau về sự đa dạng của lớp Chim :

Lớp

Số lượng

Nhóm

Đặc điểm cơ thể

Tập quán và môi trường

sống

Đại diện

………………

Lớp

Số lượng

Nhóm

Đặc điểm cơ thể

Tập quán và môi trường

sống

Đại diện

Chim

Khoảng 9600 loài

Chim

chạy

Cánh ngắn, cơ ngực kém phát triển, lông cánh và bộ lông đuôi ngắn, mềm, chân to khoẻ, 2-3 ngón phát triển

Sống ở thảo nguyên, hoang mạc

Đà điểu

Chim

bơi

Cánh dài, khoẻ, lông nhỏ, ngắn, dày, không thấm nước, cơ ngực rất phát triển, chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi

Vùng bờ biển Nam Bán Cầu, bơi lội trong biển, đi đứng vụng về

Chim cánh cụt

Chim

bay

Cánh và cơ ngực phát triển, chân thường có 4 ngón

Thường ở cạn, một số ít bơi lội, bay được

Chim bồ câu, vịt trời, mòng két