Trang chủ Lớp 7 SBT Sinh lớp 7 (sách cũ) Bài tập tự luận 1,2,3,4,5 trang 63 SBT môn Sinh 7: Bài...

Bài tập tự luận 1,2,3,4,5 trang 63 SBT môn Sinh 7: Bài 1. Tại sao cá hô hấp bằng mang trong nước rất hiệu quả nhưng khi...

Bài 1. Tại sao cá hô hấp bằng mang trong nước rất hiệu quả nhưng khi lên cạn thì bị chết ?. Bài tập tự luận 1,2,3,4,5 trang 63 SBT Sinh học 7 - B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang 63

Bài 1. Tại sao cá hô hấp bằng mang trong nước rất hiệu quả nhưng khi lên cạn thì bị chết ?

Cá trong nước hô hấp bằng mang rất hiệu quả vì :

- Dòng nước qua mang liên tục theo một chiều nên luôn có nước giàu O2 qua mang.

- Dòng nước chảy bên ngoài các lá mang và dòng máu chảy trong các mao mạch của các lá mang ngược chiều nhau nên trao đổi O2 và CO2 rất tốt, cá hấp thụ khoảng 80% O2 trong nước qua mang.

- Lực chảy của dòng nước qua mang làm xòe các lá mang, tăng diện tích tiếp xúc bề mặt rất lớn.

Chính các điều này đã làm cho cá hô hấp ở dưới nước rất hiệu quả.

Cá chết khi lên cạn, vì các lá mang bị khô do mất độ ẩm ướt do không khí khô. không trao đổi được O2 và CO2. Mặt khác, không còn lực đẩy làm xoè các lá mang nên chúng xẹp dính lại thành một khối làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc.

Bài 2. Hãy điền các thông tin phù hợp về đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước vào các cột trống trong bảng sau :

Các đăc điểm cấu tạo ngoài

Thích nghi với đời sống ở nước

 

Các đặc điêm cấu tạo ngoài

Thích nghi với đời sông ở nước

- Thân cá hình thoi gắn với đẩu thành một khối vững chắc

- Vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ một lớp da tiết chất nhầy

- Mắt không có mi

- Vây cá có hình dáng như bơi chèo

-Giảm sự ma sát giữa cá với môi trường nước

- Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang, chất nhầy giúp giám ma sát khi bơi và giúp cá hô hấp

- Màng mắt không bị khô, dễ dàng phát hiện ra con mồi và kẻ thù

- Giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng

Bài 3. Hãy điền các thông tin phù hợp vào các cột trống trong bảng về ảnh hưởng của điều kiện sống tới cấu tạo ngoài của cá sau đây :

STT

Đặc điểm , mòi trường

Đại

diện

Hình

dạng

thân

Đặc điểm khúc đuôi

Đặc điểm vây chản

Khả năng di chuyển

1

Tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu

2

Tầng giữa và tầng đáy, nơi ẩn náu thường nhiểu

3

Trong những hốc bùn đất ở đáy

4

Trên mặt đáy biển

.

 

STT

Đặc điểm môi trường

Đại

diện

Hình

dạng

thán

Đặc

điêrn

khúc

đuôi

Đặc điểm vây chẵn

Khả năng di chuyên

1

Tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu

nhám

Thon

dài

Khoẻ

Bình

Advertisements (Quảng cáo)

thường

Nhanh

2

Tầng giữa và tầng đáy, nơi ẩn náu thường nhiều

Cá vền, cá chép

Tương

đối

ngắn

Yếu

Bình

thường

Bơi chậm

3 .

Trong những hốc bùn đất ở đáy

Lươn

Rất dài

Rất yếu

Không có

Rất chậm

4

Trên mặt đáy biển

Cá bơn, cá đuối

Dẹt,

mỏng

Rất yếu

To hoặc nhỏ

Kém

Bài 4. Hãy điền các thông tin phù hợp vào các cột trống trong bảng sau :

Các hệ cơ quan

Cấu tạo

Vai trò

1. Tiêu hoá

2. Tuần hoàn

3. Hô hấp

4. Bài tiết

5. Thần kinh

6. Giác quan

 
 

Các. hệ cơ quan

Cấu tạo

Vai trò .

1. Tiêu hoá

Đã có sự phân hoá rõ rệt

Giúp cho sự tiêu hoá đạt hiôu quả cao

2. Tuần hoàn

Hệ tuần hoàn kín, tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn

Tuần hoàn kín nên máu chảy trong động mạch dưới áp lực trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh do đó đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất

3. Hô hấp

Bằng mang với rất nhiều các phiến mang có vô số các mao mạch máu phân bố ; có bóng hơi

Tạo bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng và luôn ẩm ướt giúp 02 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua

Có nhiều mao mạch máu và máu có sắc tố hô hấp giúp cho sự trao đổi khí; bóng hơi giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng

4. Bài tiết

Thận giữa

Có chức năng lọc máu, thải các chất không cần thiết ra ngoài 

5. Thần kinh

Hình ống nằm ở phía lưng gồm bộ não, tuỷ sống và các dây thần kinh. Bộ não phàn hoá trong đó có hành khứu giác, thuỳ thị giác và tiểu não phát triển

Sự tiến hoá của hệ thần kinh dạng ống đáp ứng được các hoạt động phức tạp của cá trong môi trường sống

*

6. Giác quan

Giác quan quan trọng ở cá là mắt không có mi mắt, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước ; mũi và cơ quan đường bên

Màng mắt không bị khô, dễ dàng phát hiện ra con mồi và kẻ thù ; cơ quan đường bên giúp cá nhận biết được những kích thích về áp lực, tốc độ dòng nước và các vật cản trên đường đi để tránh

Bài 5. Nêu một số đặc điểm của lớp Cá sụn.

Là lớp cá thuộc ngành Động vật có xương sống, có bộ xương hoàn toàn bằng sụn, lỗ mang lộ ra hai bên đầu. Da thường có vảy tấm hoặc trơn, lớp da trong miệng có kích thước lớn dần phân hoá thành răng ; có vây ngực, vây bụng. Không có phổi và bóng hơi nên khi ngừng bơi, cá sẽ bị chìm. Đa số có khe mang tách biệt, không nắp mang, một lỗ thở nhỏ. Vây bụng con đực thường có gai giao cấu, thụ tinh trongSống ở biển, ăn thịt. Là đối tượng kinh tế khá quan trọng, thịt đều ăn được. Gan lớn (chiếm 10 - 15%, có khi tới 50% khối lượng cơ thể), dầu gan cá sụn có nhiều sinh tố A và D dùng làm dược liệu. Da cá sụn thuộc để đóng giày, làm nhiều vật dụng khác. Đại diện thường gặp là các loài cá nhám, cá đuối, cá ó, cá đao... Ở biển Việt Nam, đã biết 80 loài, 43 chi, 22 họ. Nhiều loài có sản lượng lớn và giá trị kinh tế.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Sinh lớp 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)