Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước số của 5”
b) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn không chia hết cho 4”
Bước 1: Tìm số kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc
Bước 2: Tìm số kết quả thuận lợi của từng biến cố
Bước 3: Tính xác suất của từng biến cố
Advertisements (Quảng cáo)
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là:
A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}
Số phần tử của tập hợp A là 6
a) Có 2 kết quả thuận lợi của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là ước số của 5” là: mặt 1 chấm, mặt 5 chấm
Vậy xác suất của biến cố đó là: \(\frac{2}{6} = \frac{1}{3}\)
b) Có 1 kết quả thuận lợi của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn không chia hết cho 4” là: mặt 2 chấm, mặt 6 chấm
Vậy xác suất của biến cố đó là: \(\frac{2}{6} = \frac{1}{3}\)